Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Những thay đổi đầu tiên của cơ thể khi bắt đầu làm mẹ

Tác giả: Nhung Hong Ngày đăng: Th05 17, 2022

Tag: thay đổi vóc dáng khi mang thaidấu hiệu mang thai

Mang thai, đặc biệt là với những người mang thai lần đầu tiên thì dường như mọi sự thay đổi đều mới mẻ, khiến các bà mẹ tương lai không khỏi bối rối. Ngoài những thay đổi về khẩu vị, cảm giác, tâm tình thì những thay đổi đầu tiên về cơ thể khi bắt đầu làm mẹ cũng là một trong những dấu hiệu cấn bầu đầu tiên. Mời bạn cùng Beecare tìm hiểu về những thay đổi này nhé.

Thay đổi về cơ thể trong tuần đầu mang thai

Khi mẹ đã xác định muốn mang thai và đã cảm nhận những dấu hiệu mang thai đầu tiên  thì các bạn nên thay đổi một lối sống lành mạnh với các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng các thực phẩm như rau củ tươi, rau có lá màu xanh đậm (rau cải bó xôi, rau cải ngọt, rau mồng tơi,…) và trái cây giàu vitamin (táo, cam, nho, bưởi,…).

Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất thai kì mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai như axit folic, vitamin B9,… Các chị em cũng cần bỏ đi thói quen sử dụng rượu, bia hay thuốc lá,… có thể gây ra nhiều hậu quả lên sức khỏe của cả mẹ và bé.

nhung-thay-doi-dau-tien-cua-co-the-dau-tien-khi-bat-dau-lam-me1Mẹ nên cải thiện chế độ ăn uống khi mang thai

 

Các loại thuốc mà mẹ hay dùng cũng cần dừng lại và tham khảo thêm từ bác sĩ chuyên khoa sản để tránh những tác động xấu đến thai nhi. Trong sữa dành cho bà bầu cũng được bổ sung nhiều dưỡng chất vi lượng và vitamin, khoáng chất cần thiết cho thai nhi. Mẹ có thể chọn loại sữa phù hợp với sở thích và nhu cầu của bản thân.

Thay đổi về cơ thể trong tuần thai thứ 2

Ở tuần thứ 2 của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu có những thay đổi về mặt hóa học bên trong để đảm bảo cho sự hình thành và phát triển của thai nhi sau này.

Sau khi thụ tinh thành công, buồng trứng của mẹ bắt đầu tăng cường kích thích sản sinh ra progesterone – một loại hormone nội sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Khi thụ thai thành công, lượng hormone sản sinh ra sẽ tăng nhanh để chuẩn bị cho những tháng thai kì sau đó.

Bạn có thể tham khảo thêm: Bầu tuần thứ 2

Thay đổi về cơ thể trong tuần thứ 3 của thai kỳ

Tại tuần thứ 3 mang thai, bạn có thể sẽ nhận thấy tình trạng chảy máu âm đạo nhẹ. Đây là hiện tượng vô cùng bình thường khi trứng thụ tinh thành công sẽ bắt đầu di chuyển xuống tử cung để làm tổ cho quá trình thai kì sau đó. Quá trình trứng làm tổ này sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung tại vị trí đó bị bong ra và đào thải ra ngoài tạo ra hiện tượng chảy máu âm đạo, hiện tượng này còn có tên gọi khác là máu báo thai.

nhung-thay-doi-dau-tien-cua-co-the-dau-tien-khi-bat-dau-lam-me2Thay đổi đầu tiên của cơ thể khi mang thai

 

Tuy nhiên, nếu tình trạng âm đạo chảy máu nhiều và gây ra những cơn đau đớn ở vùng bụng dưới, mức độ đau tăng dần theo thời gian thì mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời nhé.

Nguyên nhân gây chảy máu âm đạo nhiều và đi kèm với những cơn đau quằn quại thường là do hiện tượng mang thai ngoài tử cung, người mẹ bị viêm ống dẫn trứng hoặc tử cung bị nhiễm trùng. Việc khám tiền sản và có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng là rất cần thiết với phụ nữ.

Bạn có thể tham khảo: Bầu tuần thứ 3

Thay đổi về cơ thể trong tuần thứ 4 thai kỳ

Thông thường ở tuần mang thai thứ 4, mẹ sẽ biết được sự xuất hiện của con qua việc mất kinh nguyệt, trễ kinh. Lúc này, mẹ có thể dùng que thử thai hoặc bút thử thai để xác định tạm thời mình có thai hay không.

Nếu kết quả là dương tính (bạn đã mang thai, que thử lên 2 vạch) thì mẹ cũng nên đến bệnh viện để khám lại, thực hiện siêu âm và các xét nghiệm cần thiết để biết tình trạng cơ thể cũng như tình trạng thai nhi, tránh những điều không mong muốn về sau.

Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về loại thực phẩm nên, không nên ăn, việc nào cần tránh, loại thuốc bạn đang uống có ảnh hưởng gì không (nếu có),…

Bước vào tuần thai thứ 4, kích thước ngực của chị em cũng có những thay đổi nhất định. Thông thường, ngực của phụ nữ mang thai sẽ căng và sưng hơn bình thường. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai đầu tiên mà mẹ cần chú ý để sớm nhận ra sự xuất hiện của thiên thần nhỏ. Tình trạng này có thể sẽ tiếp tục duy trì trong một vài tuần nữa, thậm chí xuyên suốt thời kì mang thai.

Lượng hormone thay đổi vào tuần thứ 4 thai kì cũng khiến mẹ có một số triệu chứng như nhạy cảm với mùi hương, luôn có cảm giác buồn bực, tâm trạng khó chịu, bí bách, kén ăn hơn trước đó,…

nhung-thay-doi-dau-tien-cua-co-the-dau-tien-khi-bat-dau-lam-me3Buồn nôn cũng là sự thay đổi đầu tiên của cơ thể khi mang thai

Bạn có thể tham khảo thêm: Bầu tuần thứ 4 

Trên đây là những thông tin thú vị về những thay đổi của cơ thể trong những ngày đầu mang thai mà mẹ nào cũng nên biết. Cơ thể mẹ sẽ không ngừng thay đổi trong suốt quá trình mang thai. Tăng cân, rạn da, phần da bụng giãn nở, thường gặp tình trạng chuột rút khi ngủ,… cũng rất hay gặp ở các mẹ bầu. Nếu cảm nhận cơ thể có những khó chịu khác thường, mẹ hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

Gọi điện thoại
0964.019.049