BẦU TUẦN 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 2
Tag: Bầu tuần 2bụng bầu 2 tuầnmang thai tuần 2thai nhi tuần 2thai nhi 2 tuần tuổi như thế nàothai nhi 2 tuần
Các mẹ sẽ rất hạnh phúc khi biết được thai nhi của mình đã bước sang tuần thứ hai. Tuy nhiên, ở tuần thứ 2 thai nhi vẫn chưa được hình thành, nhưng cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi nhất định.
Vào tuần thứ hai này, cơ thể mẹ đang chuẩn bị tích cực cho quá trình rụng trứng và mẹ sẽ nhận thấy sự chuyển biến phức tạp của não bộ và cơ quan sinh sản. Hãy cùng BeeCare tìm hiểu về hành trình phát triển của bé trong tuần thai thứ 2 này nhé! Chắc chắn bài viết này sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin bổ ích mà ở các bài viết khác không có đâu
1. Thai nhi 2 tuần tuổi sẽ phát triển và hình thành như thế nào?
Trong giai đoạn này, chính là lúc trứng chín dần và rụng xuống, sau đó cơ thể mẹ đang bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi và ở trạng thái sẵn sàng nhất cho quá trình thụ thai. Buồng trứng của bạn sẽ bắt đầu khởi động cho quá trình rụng trứng tại cuối tuần thai thứ 2.
Những ngày cuối tuần thứ 1, sự gia tăng estrogen và progesterone khiến niêm mạc tử cung trở nên dày lên, tạo thành một lớp màng tươi tốt, giàu mô máu giúp hỗ trợ trứng rụng và được thụ tinh. Đồng thời trong buồng trứng, lúc này trứng cũng đã chín trong các túi chứa đầy chất dịch gọi là nang trứng.
Với sự rụng trứng này, không nhất thiết phải xảy ra ngay giữa chu kỳ của bạn. Quá trình rụng trứng có thể diễn ra vào bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ ngày thứ 9-21 của chu kỳ 28 ngày.
Trong 1 ngày tới, trứng sẽ bắt đầu thụ tinh nếu một trong số gần 250 triệu tinh trùng xuất tinh có thể trôi từ âm đạo tới cổ tử cung, sau đó đi qua tử cung tiến vào ống dẫn trứng và bắt đầu xâm nhập vào trứng. Khoảng 400 tinh trùng có thể vượt qua và sống sót sau quá trình kéo dài 10 giờ đến trứng, nhưng thường chỉ có một tinh trùng duy nhất thành công được chui vào trong trứng.
Trong vòng 10 đến 30 giờ tiếp đến, nhân của tinh trùng hợp nhất với trứng và chúng trao đổi thông tin di truyền với nhau. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, chắc chắn em bé của bạn sẽ có thể là con trai. Nếu là nhiễm sắc thể X, bạn sẽ có thể mang thai một bé gái đấy. Trứng thụ tinh còn có tên gọi là hợp tử.
Trứng mất khoảng ba đến bốn ngày để đi từ ống dẫn trứng cho đến tử cung của mẹ, được chia thành 100 hoặc có thể nhiều tế bào giống hệt nhau trên đường đi. Khi đi vào tử cung, đây sẽ được gọi là phôi nang. Sau đó một đến hai ngày sau, nó sẽ bắt đầu chui qua lớp niêm mạc tử cung và bắt đầu “làm tổ” tại đó và tiếp tục cho quá trình phát triển và biến đổi này. Lúc này, hình dang của em bé chỉ là một chấm nhỏ xíu nên chúng ta khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bạn có thể tham khảo: BẦU TUẦN 1 - SỰ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI
2. Những dấu hiệu của mẹ bầu khi mang thai tuần thứ hai?
Bạn đang bối rối và bỡ ngỡ không biết mang thai 2 tuần sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình nào? Dưới đây BeeCare sẽ chia sẻ đến bạn những dấu hiệu sau đây:
Ngực căng và nhạy cảm: Khi mang bụng bầu 2 tuần cảm thấy ngực châm chích hoặc ngứa quanh ngực, bị cương lên và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn. Ngực trông có thể đầy và tròn hơn bình thường, mặc dù bạn vốn có một bộ ngực hơi nhỏ.
Âm đạo đổi màu: Âm hộ và âm đạo bình thường sẽ có màu hồng, nhưng khi bạn mang thai sẽ dần chuyển thành màu tối như đỏ tím.
Chuột rút: Vào tuần mang thai thứ hại bạn có thể cảm thấy như chân mình như bị chuột rút và cảm giác “căng cứng” ở vùng dưới xương chậu. Bụng có thể đầy hơi, hoặc trung tiện nhiều hơn bình thường.
Buồn nôn, chán ăn: Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chút buồn nôn, hoặc ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng khi thai 2 tuần tuổi. Mùi thức ăn hoặc khi bạn nghĩ về món ăn đó bạn cũng có thể làm bạn thấy nhờn nhợn.
Tiểu đêm, mệt mỏi: Khi giai mang bầu tuần 2 bạn sẽ bắt đầu đi tiểu tiểu nhiều hơn. Và mỗi lần đi chỉ ra một lượng nhỏ, nhưng bạn không thể nhịn được lâu như trước đây bạn đã từng. Điều này là do khối lượng máu của bạn tăng hơn bình thường và áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.
Trễ kinh – dấu hiệu thai đã thụ tinh 2 tuần: Trễ kinh vẫn là dấu hiệu đáng tin cậy nhất để biết bạn có mang thai không. Chính vì vậy, bạn có thể mua que thử thai để xác định việcmình có mang thai sau khi phát hiện kinh nguyệt không xuất hiện.
Cảm xúc gợi cảm: Bạn có thể sẽ có cảm giác ham muốn quan hệ và mùi cơ thể bạn sẽ có thể hấp dẫn đối với đàn ông vào thời gian dễ thụ thai nhất.
Nhiệt độ cơ thể tăng: Khi mang thai nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng nhẹ khoảng 37,5 độ do tiết ra nhiều hormone progesterone.
3. Mẹ nên lưu ý và cần làm gì khi mang thai nhi 2 tuần tuổi?
Đây hẳn là thời điểm bố mẹ đều hồi hộp mong chờ ‘tin vui’. Vì vậy các mẹ hãy gìn giữ và chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thai kì của mình.
Mẹ có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho sức khỏe và sự phát triển khỏe mạnh của thai kỳ. Trong suốt thai kỳ, mẹ cần chú ý cả sinh lý và tâm lý của bản thân. Bởi vì, theo các nghiên cứu cho thấy tâm lý của mẹ sẽ ảnh hưởng đến bé khi bé phát triển trong dạ con. Mẹ có thể tập yoga tiền sản, ngồi thiền để giảm thiểu căng thẳng và tăng cường sức khỏe trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể chăm sóc sức khỏe bằng cách:
Đọc sách, nghe nhạc hoặc tham gia các hoạt động thư giãn khác
Thiền
Vận động nhẹ nhàng
Hãy luôn chia sẻ tâm trạng của mình với chồng hoặc người thân trong gia đình để họ có thể đồng hành cùng mình trong quá trình mang thai này nhé.
Ăn uống điều độ, cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng,...
...
Bây giờ bạn có thể tham khảo thêm:Mang thai tuần thứ 3
BeeCare hy vọng những chia sẻ trên, bây giờ đã giúp bạn có một cái nhìn đầy đủ hơn khi thai nhi 2 tuần tuổi. Mặc dù, thai nhi vẫn chưa hình thành nhưng thời điểm rất quan trọng trọng cuộc đời của em bé. Vì vậy, hãy ăn uống đúng cách, giữ an toàn cho sức khỏe để chào đón 1 bé cưng khỏe mạnh. Hy vọng mẹ và bé sẽ luôn khỏe mạnh nhé!
Nếu bạn muốn tìm hiểu những thông tin bổ ích, cách chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trước và sau sinh thì hãy tìm hiểu tại đâu để biết thêm: " Kiến Thức"
Bài viết trên của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo chia sẻ những điều bổ ích, không mang tính chất chẩn đoán hoặc điều trị.