Bầu Tuần 1 - Sự Thay Đổi Và Phát Triển Của Thai Nhi
Tag: bầu tuần 1bụng bầu 1 tuầnbụng bầu 1 tuần như thế nàobầu 1 tuầncó bầu 1 tuần
Mang thai tuần 1 là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa và đầy bỡ ngỡ đối với nhiều thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Đây là thời điểm bắt đầu quá trình mang thai, cưu mang, sinh nở với thiên chức làm mẹ. Chắc hẳn các mẹ sẽ có những thay đổi thú vị nhất trong cuộc đời người phụ nữ.
Tuy nhiên, nó không hề đơn giản nên nhất định các mẹ phải nắm rõ những lưu ý khi mang bầu tuần 1 để quá trình phát triển thai nhi được an toàn, suôn sẻ. Vậy trong khoảng thời gian này, thai nhi sẽ phát triển như thế nào? Bí quyết để chăm sóc cho mẹ bầu có thai 1 tuần tuổi? Thế thì…. Ngay sau đây, Bee Care sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn!
1. Bụng bầu 1 tuần sẽ phát triển như thế nào?
Sẽ có nhiều thắc mắc bụng bầu 1 tuần như thế nào? Ở tuần đầu tiên này, sự phát triển của thai nhi sẽ không có gì khác biệt nhiều so với bình thường, thai nhi vẫn chưa được hình thành nhưng đây vẫn được tính là một phần của quá trình hình thành phát triển thai nhi. Thai kì tuần đầu tiên thực chất là tuần nguyệt san của mẹ. Bởi vậy khi tính tuổi thai bác sĩ thường lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để làm ngày bắt đầu thai kỳ. Vì vậy đây cũng là điểm quan trọng không kém những tuần sau đó. Đây là khoảng thời gian mà mẹ bầu chuẩn bị và lên kế hoạch chu đáo ho một thai kỳ khỏe mạnh.
2. Cơ thể mẹ sẽ thay đổi như thế nào khi mang bầu 1 tuần tuổi?
Chỉ trong vòng 40 tuần sắp tới, em bé sẽ có những phát triển từ kích thước nhỏ tý và trở nên tương đương với một quả dưa hấu đầy đặn. Cân nặng và kích thước của bé khi ở tuần đầu đều bằng 0. Và không hề có hình ảnh siêu âm của thai nhi trong tuần 1 và 2.
Một Số Bài Viết Liên Quan:
3. Bí quyết cho mẹ có bầu 1 tuần tuổi
Quá trình thụ thai và em bé đang hình thành trong bụng mẹ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Bao gồm các yếu tố như: Thuốc, thời gian thụ trứng, thức uống chứa cồn, chất kích thích và thuốc lá. Dưới đây là những điều mà các mẹ chuẩn bị và thực hiện trước khi mang thai tuần đầu để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cho bé.
3.1. Ngày rụng trứng:
Tùy vào chu kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra như thế nào, trứng sẽ rụng vào khoảng 14 ngày ngày đđược tính vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Cũng có khi chu kỳ ít hoặc nhiều hơn 28 ngày. Vì vậy, thời điểm rụng trứng sẽ có sự chênh lệch trước hoặc sau 14 ngày. Và thời điểm được xem là tốt nhất để giao hợp là trong khoảng 72 giờ trước và 24 giờ sau khi trứng rụng. Thời gian trứng có thể sống khoảng 24h, còn tinh trùng sẽ được tồn tại khoảng 7 ngày.
Đó là lý do vì sao mẹ nên theo dõi kỳ kinh thường xuyên để canh ngày trứng rụng và giao hợp để chuẩn bị tinh binh nhằm làm tăng khả năng thụ thai cao hơn.
3.2. Bổ sung vitamin
Bạn cần bổ sung vitamin trong thời gian thai kỳ đây là chìa khóa giúp bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh, đặc biệt là acid folic. Khuyến cáo lượng dùng đủ cho mẹ bầu là 400 microgam axit folic mỗi ngày.
3.3. Giữ trạng thái thỏa mái trong suốt thai kỳ:
Mẹ bầu hãy làm bất cứ những gì miễn bạn cảm thấy thật sự vui vẻ và thư giãn. Bạn có thể tham khảo các phương pháp thư giãn, giảm stress như tập thiền, đọc sách, nghe nhạc,... Khi bạn căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và còn làm giảm khả năng sinh sản.
3.4. Sử dụng thuốc cần lưu ý
Khi biết được dấu hiệu có thai sẽ giúp bác sĩ kê đơn lượng thuốc dùng một cách hiệu quả, tránh gây hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi.
3.5. Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác
Hút thuốc là nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn và gây hại cho thai nhi chưa chào đời. Hút thuốc khi thụ thai dễ dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung và đặc biệt lưu ý hút thuốc liên tục có thể làm tăng nhiều biến chứng thai kỳ, bao gồm bất thường thai nhi vỡ ối sớm và có thể sinh non.
3.6. Thích ứng
Sau khi mang thai hình dáng cơ thể của bạn sẽ có những thay đổi lớn, nên bạn đừng vì thế mà bất an nhé. Nguyên nhân là do hormone tiết ra ko bình thường, hoạt động tâm lý thay đổi phức tạp hơn, trong cuộc sống có nhiều thay đổi bất ngờ,... Do đó, bạn cần tìm hiểu trước những kiến thức mang thai để chuẩn bị tốt tâm lý và có thể dễ dàng đối mặt với những thay đổi này.
Hy vọng những chia sẻ trên của BeeCare có thể giúp các mom nắm rõ, chuẩn bị tốt cho hành trình mang thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi mẹ có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe. Thông tin của BeeCare mang tính chất tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chúc các thai phụ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, “mẹ tròn con vuông”.
Nếu bạn muốn tham khảo thêm về chăm sóc mẹ và bé thì có thể tham khảo tại đây: "Kiến Thức"