Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Thời điểm khám thai bà bầu không thể bỏ qua, bạn đã biết?

Tác giả: Nhung Hong Ngày đăng: Th07 20, 2022

Tag: khám thaikhám thai định kỳ

Mang thai là quá trình hạnh phúc với mọi người phụ nữ tuy có những lúc vất vả, mệt mỏi. Và trong quá trình tràn đầy hạnh phúc này thì để bảo vệ cho con cũng như chính sức khỏe của mẹ thì không nên quên thời điểm khám thai quan trọng sau đây nhé.

Vì sao cần khám thai định kỳ?

Thời điểm khám thai hay khám thai định kỳ là quá trình làm các xét nghiệm, kiểm tra để theo dõi sự phát triển cũng như phát hiện kịp thời vấn đề xảy ra để có cách xử lý nhanh chóng, tránh hậu quả về sau. Thông qua những thời điểm khám thai quan trọng này mà mẹ bầu biết được tình trạng phát triển của con để từ đó, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống giúp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh bình thường, mẹ tròn con vuông.

thoi-diem-kham-thai-ba-bau-khong-the-bo-qua-ban-da-biet1Khám thai định kỳ giúp phát hiện, điều chỉnh sớm vấn đề phát sinh

 

Việc khám thai định kỳ vô cùng quan trọng bởi:

  • Nhận biết kịp thời tình huống hay vấn đề phát sinh để sớm can thiệp, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự an toàn của cả mẹ và bé;

  • Nhận thấy tình hình phát triển của thai nhi có ổn không và cần cải thiện những gì;

  • Là dịp để bác sĩ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc như một số triệu chứng khi mang thai, nên ăn gì, bổ sung thêm gì và nên tránh những loại thực phẩm nào,…;

  • Hạn chế tối đa hiện tượng lưu thai hoặc những cơn co thắt tử cung bất thường ảnh hưởng đến thai nhi.

Những điều cần lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Trang phục thoải mái: Khi đi khám thai, mẹ bầu cần thực hiện khá nhiều các xét nghiệm khác nhau để kiểm tra toàn diện sức khỏe của cả mẹ và bé nên khi đi khám thai, bà bầu cần chọn những trang phục gọn gàng, thoải mái nhất có thể để tiện cho việc thăm khám, tránh tốn quá nhiều công sức cho mỗi lần kiểm tra.

Uống nước và đi vệ sinh trước khi vào phòng siêu âm: Vào những lần khám thai đầu tiên, khi thai nhi còn nhỏ và tử cung chưa có nhiều thay đổi thì bác sĩ thường yêu cần mẹ bầu uống nhiều nước để bàng quang được đầy, làm cho tử cung bị đẩy lên trên giúp cho quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi hơn, vị trí và tình trạng thai nhi cũng dễ thấy, dễ quan sát hơn. Ngược lại, khi đến những lần khám thai cuối thai kỳ thì bà bầu lại được khuyến cáo nên đi vệ sinh trước khi siêu âm để tránh bàng quang che đi tầm nhìn khi bác sĩ quan sát thai nhi.

Ăn uống trước thời điểm khám thai: Trước khi khám thai định kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình xét nghiệm máu. Ngoài ra khi cần kiểm tra tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu cũng cần nhịn đói trước khi khám để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh cho bà bầu 

Chuẩn bị hồ sơ khám thai: Những giấy tờ quan trọng như CMND/CCCD hay thẻ bảo hiểm y tế, giấy khám lần gần nhất,… cần được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ trong túi hồ sơ trước khi đi khám để không phải bỏ quên ở nhà.

thoi-diem-kham-thai-ba-bau-khong-the-bo-qua-ban-da-biet2Mẹ bầu nên chuẩn bị trước hồ sơ khám thai khi ở nhà

 

Thời điểm khám thai nhất định mẹ bầu không thể bỏ qua

Khi chậm kinh nguyệt 1 tuần: Đây là thời điểm mà thai nhi mới hình thành và khi nhận thấy cơ thể muộn kinh 1 tuần hoặc hơn thì mẹ nên đến bệnh viện để khám cũng như thực hiện một số xét nghiệm cần thiết nhé. Trước khi đi khám thai, mẹ cũng có thể thử trước bằng que thử thai tại nhà để xác định tạm thời tình hình, kể cả không mang thai nhưng kinh chậm 1 tuần bạn cũng nên đề phòng bệnh nguy hiểm nhé.

  • Tuần thai 7 – 8: Thời điểm này mẹ bầu khám thai để biết tình trạng con có tim thai chưa, nhịp đập có ổn định hay không và tình trạng phát triển xương ở trẻ cũng được phát hiện khi này.
  • Tuần thai 11 – 13: Khoảng thời gian này tuyệt đối mẹ bầu không nên bỏ qua khám thai nhé vì lúc này là thời điểm khám thai sàng lọc dị tật bẩm sinh và những vấn đề liên quan đến gen của thai nhi.
  • Tuần thai 16 – 18: Những vấn bên ngoài như hở hàm ếch, dị dạng cơ quan,… sẽ được phát hiện sớm nhất khi này, đây cũng là lúc thực hiện xét nghiệm Triple Test dự đoán bệnh Down và bất thường trong nhiễm sắc thể.
  • Tuần thai 22 – 24: Cần khám thai để xác định tình hình của các cơ quan nội tạng như tim, phổi,…
  • Tuần thai 26 – 30: Mẹ bầu được xét nghiệm dị tật muộn và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cũng như tiêm ngừa uốn ván.
  • Tuần thai 32: Siêu âm 4D để thấy thai nhi rõ hơn và làm các xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm ở cả mẹ và bé.
  • Tuần thai 35 – 36: Vào tuần thai này, mẹ bầu đã chuẩn bị đến thời điểm sinh nở nên cần nhập viện để thăm khám, đo cơn co, xét nghiệm nước ối,… chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nhanh chóng, suôn sẻ nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm: Thai nhi tuần thứ 35

thoi-diem-kham-thai-ba-bau-khong-the-bo-qua-ban-da-biet3Tuần thai 35 - 36 là khi mẹ bầu sắp sinh nên cần theo dõi thường xuyên

 

Hy vọng những chia sẻ về thời điểm khám thai quan trọng trên đây từ bác sĩ chuyên khoa đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Hành trình mang thai đã vất vả, nên mẹ hãy cố lên, khám thai đúng khuyến cáo để bản thân và em bé luôn luôn khỏe mạnh nhé.

Gọi điện thoại
0964.019.049