Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Thai nhi tuần thứ 35 - Thính giác của bé đã phát triển hoàn toàn

Tác giả: Nguyễn Trang Ngày đăng: Th10 12, 2021

Từ lúc trứng thụ tinh phát triển đến ngày hôm nay, con đã trải qua 8 tháng phát triển và trở thành một em bé thực thụ. Mẹ cố gắng lên nhé, mẹ hãy cùng con tiếp tục cố gắng để một tháng nữa chào đón con yêu ra đời. 

bau-xinh-dep
 

Thai nhi phát triển như thế nào? 

Nhưng ngày sắp tới, bé có thể sẽ gặp mặt bạn bất cứ lúc nào vì về cơ bản bé đã có khả năng sinh tồn. Cơ thể bé đã phát triển hoàn chỉnh để sẵn sãng cho cuộc sống bên ngoài. 

mang-thai-tuan-thu-35
 

Hoàn thành sự phát triển của các cơ quan

Tuần 35, chiều dài của bé là 45 - 50cm, nặng khoảng 2,3 - 2,5kg và trong thời gian tiếp theo cân nặng của bé sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Lúc này bé trông đầy đặn, mịn màng hơn. Thận đã phát triển hoàn thiện, gan cũng đã lọc một số chất thải, đa số các cơ quan trong cơ thể bé phát triển toàn diện. Bé đã có tất cả những khả năng của em bé sơ sinh (ngoại trừ khả năng khóc). 

Không nổi trong nước ối nữa

Bé càng ngày càng lớn lên, không gian tử cung của bạn ngày càng nhỏ hẹp, vì thế bé không còn nổi trong nước ối nữa mà đã xoay đầu. Mặc dù ở trong không gian tử cung nhỏ hẹp, nhưng hoạt động của bé vẫn không giảm đi nhiều, tần suất hoạt động vẫn nhiều như trước. 

thai-nhi-35-tuan-tuoi
 

Thính giác đã phát triển hoàn thiện

Trong giai đoạn này, bé đang chuẩn bị chào đời, đầu bé quay xuống dưới và chui vào xương chậu. Thính giác của bé đã phát triển hoàn thiện, bạn nên kiên trì nói chuyện với bé. Thời gian ngủ của bé lúc này nhiều hơn và dài hơn, nhưng những lúc thức bé cũng ở trạng thái yên tĩnh. 

Bé phát triển chậm lại nhưng ổn định

Lúc này, chu vi đầu và bụng của bé khá bằng nhau. Bắt đầu từ bây giờ, bé phát triển chậm lại nhưng vẫn ổn định cân nặng tiếp tục tăng lên và cơ thể to lên. Lớp mỡ tiếp tục dày lên khoảng 12% - 15%. Do sự tích tụ mỡ nhiều hơn, tay chân bé tròn và mập hơn, mạch máu gần với da nên da bé trở nên hồng hào hơn. 

thai-tuan-35
 

Bây giờ bạn cần nên tiếp tục ghi chép số lần thai đạp, cứ 12 tiếng đạp khoàng 30 lần là bình thường. Nếu thai đạp ít nên chú ý cảnh giác, đạp ít hơn 20 lần là thiếu dưỡng khí, ít hơn 10 lần thì cần nên đi cấp cứu kịp thời. 

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào? 

Tính đến lúc này, thể trọng của mẹ bầu có thể tăng lên 10 - 13kg so với trước khi mang thai. Bụng to ra, hoạt động ngày càng khó khăn hơn. Bụng dưới cua mẹ bầu bị chèn ép nghiêm trọng, phù thũng cũng nghiêm trọng. Không những tay chân to ra mà thỉnh thoảng còn bị tê mỏi, đặc biệt là ban đêm, phù thũng sẽ nghiêm trọng hơn. Đồng thời mẹ bầu cần phải cảnh giác với các chứng cao huyết áp và tiền sản giật

Một số mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng thở dốc, tim bị chèn ép. Do tử cung to ra chèn ép hoành cách mô và dạ dày ruột nên say khi ăn xong mẹ bầu sẽ có cảm giác đau dạ dày, thỉnh thoảng còn có cảm thấy thức ăn trào ngược. Còn một số mẹ bầu vì đầu của thai nhi bắt đầu tụt xuống, sự chèn ép lên hoành cách mô và dạ dày ruột giảm đi, sẽ thấy dễ thở hơn rất nhiều, cảm giác chướng bụng đỡ dần, số lần đi tiểu cũng giảm đi tương đối. 

Hoạt động của mẹ bầu

Phụ nữ khi mang thai bụng sẽ to ra rất nhiều vì vậy mọi hoạt động cũng sẽ hạn chế hơn, vì thế bầu nên vận động một cách cẩn thận nhé. Nên đi bộ nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết và dễ giản nở tử cung khi sinh. 

di-bo-thai-ki
 

  • Mức độ vận động: Mức độ vận động sẽ nên hạn chế bớt, không nên vận động với biên độ rộng như đánh cầu lông, tennis, chạy bộ,... Lượng vận động mỗi lần không nên quá lớn, nếu không sẽ cảm thấy rất mệt. 
  • Phạm vi hoạt động: Mẹ bầu không nên vận động quá xa nhà ở, chỉ nên đi lại quanh phòng khách, sân vườn hoặc vườn hoa,... là được nè. Không nên đi quá xa vì tử cung khá lớn đi xa quá sẽ khiến tử cung không chịu được gây vỡ ối, sinh non,... 

the-duc-khi-mang-thai
 

Mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 20 phút để đi bộ một cách chậm rãi, điều này sẽ có tác dụng rất lớn cho sức khỏe của mẹ và cả việc sinh nở. 

Mẹ hãy nhớ rằng giờ đây con yêu của mẹ đã trở thành một em bé có tính cách riêng, có đầy đủ sự cảm nhận về thế giới bên ngoài. Bé sẽ cảm nhận được tất cả những gì mẹ nói, nên mẹ hãy thường xuyên tâm sự cùng con để con cảm nhận được tình cảm của mẹ. Và chờ đợi con yêu chào đời ngoan ngoãn, đáng yêu nhé. 

Gọi điện thoại
0964.019.049