Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Mẹ bầu tuần thứ 28 - Tính cách của bé đã thể hiện rõ ràng

Từ tuần thứ 28 trở đi thì mẹ đã bắt đầu bước sang chặng đường cuối của thai kì. Thai nhi đã dần dần hoàn thiện, các chức năng, nội tạng đã phát triển gần giống như người bình thường. Mẹ cần chuẩn bị một sức khỏe thật tốt để chào đón con yêu ra đời. 

Bây giờ bé không còn hiếu động như trước nữa nhưng bé cũng thường xuyên đạp vào thành bụng khiến bụng lồi lên như dùi trống nhỏ, có lúc bé cũng xoay người hoặc nằm yên ngủ. 

thai-giao-thang-thu-7-3

 

Tình trạng phát triển của thai nhi

  • Hiện tượng thai đạp giảm dần: 

Tuần này chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi khoảng 26cm, chiều dài cơ thể của thai nhi là 37cm, cân nặng khoang 1.000g đến 1.200g chiếm gần như toàn bộ tử cung của mẹ. Vì không gian trong tử cung ngày càng nhỏ nên thai đạp cũng giảm dần nhưng không có nghĩa là thai không đạp. Lúc này đặt tay lên bụng mẹ vẫn cảm nhận rất rõ thai đang hoạt động

Khi nằm yên, có thể thai nhi đang nằm mơ, bộ não hoạt động linh hoạt, bề mặt của vỏ não bắt đầu hình thành rãnh sâu, cùng với sự tăng lên của tế bào não, những rãnh này sâu hơn, thai nhi cũng sẽ càng thông minh hơn. 

hinh-dang-thai-nhi-tuan-28

  • Nội tạng bé hình thành và giống người lớn

Bây giờ nội tạng cua bé đã phát triển khá hoàn thiện. Nếu dùng sóng siêu âm kiểm tra tim mạch của bé có thể nhìn thấy tim có bốn buồng. Khi quan sát phổi có thể nhìn thấy hình dáng di chuyển của hoành cách mô, đó là bé đang luyện tập hô hấp. Tuần này, mắt bé đã bắt đầu nhắm mở tự do, lớp mỡ cũng tiếp tục dày lên. 

  • Tính cách phản ánh qua cách đạp của thai nhi

Thời gian này tính cách của bé đã thể hiện rõ hơn. Mẹ có thể thông qua động tác của bé để hiểu tính cách của con. Mỗi mẹ sẽ có cách cảm nhận thai đạp khách nhau nên nếu bạn cam thấy thai đạp có quy luật thì bé là người khá trầm lặng, yên tĩnh. Nếu thai đạp không theo quy luật là bé của bạn là người khá hiếu động, hoạt bát, thậm chí rất nghịch ngợm

Hệ giác quan của bé phát hiện rõ rệt như vị giác, thính giác,... Bé sẽ có hình thái ý thức đầu tiên. Đây là cơ sở giúp bé hình thành tính cách rõ rệt nhất. Mẹ cần lưu ý cách ăn uống để giúp con phát triển tốt nhất. 

Hình thái bên ngoài của mẹ thay đổi như thế nào ở tuần 28?

Thai nhi đã sắp bước qua tháng thứ 8 rồi, tử cung của bà bầu sẽ to ra cùng với sự phát triển của thai nhi, đáy tử cung nâng cao rõ rệt - khoảng 26cm. Tử cung sẽ nhạy cảm hơn với kích thích bên ngoài, số lần thai đạp nhiều hơn thỉnh thoảng sẽ xuất hiện cơn co tử cung, nhưng do áp lực co không lớn hơn nữa thời gian chỉ có vài giây ngắn ngủi vì thế mẹ bầu gần như không cảm thấy đau. 

Ở giai đoạn cuối tháng 7 của thai kì bụng trên của bà bầu lồi ra, căng to nên khoảng 70% mẹ bầu xuất hiện vết rạn ở bụng, mông, đùi và ngực. Những vết rạn này thường là hình vạch, ngoằn ngoèo không theo quy luật, màu hồng nhạt hoặc xanh tím tùy vào cơ địa từng người. Tuy nhiên do bụng to hơn nên mẹ bầu cần giữ cân bằng  cơ thể, nên hơi ngửa đầu ra sau, vai khẽ vươn ra sau, cột sống nhô về phía trước,... Vì thế bầu thường xuyên cảm thấy đau mỏi vai, lưng và cơ thể. 

me-dau-moi

Bài viết liên quan:

Massage giảm đau mỏi cho bầu

Massage bầu tại nhà uy tín

Thai nhi ngày càng lớn nên tử cung chèn ép dạ dày, ruột, bàng quang, trực tràng, tĩnh mạch thân dưới dẫn đến nhu động dạ dày, ruột của mẹ bầu giảm đi. Hiện tượng táo bón của mẹ bầu tăng lên có thể nghiêm trọng hơn thời gian trước. Thêm vào đó là phù thũng làm cho mẹ bầu càng cảm thấy khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, thở dốc, chuột rút, táo bón, tiểu nhiều, trĩ,... Vì thế, lượng vận động của mẹ bầu thời kì này có thể sẽ giảm đi. 

Lưu ý khi ăn uống ở giai đoạn này

Lượng dinh dưỡng cần thiết: Giai đoạn này mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất như: protein, sắt, chất béo, hợp chất cacbohydrat, nước, canxi, vitamin D, vitamin E, Vitamin C, phốt pho, kẽm và khoáng chất

dinh-duong-cho-me-bau

Cần tiếp tục bổ sung canxi: Sau tháng thứ 7, răng, xương của thai nhi canxi hóa nhanh chóng do đó nhu cầu về canxi ngày càng tăng lên. Mẹ bầu có thể lựa chọn thực phẩm giàu canxi trong ăn uống hằng ngày như sữa, đậu tương, ngân nhĩ, rau cải, xương sườn,... Khi chế biến cần lưu ý cho thêm ít giấm ăn để kích thích hòa tan canxi, thuận tiện cho việc hấp thụ trực tiếp của canxi. 

Tham khảo thêm: Thực phẩm nên ăn ở tuần thai thứ 8

Thực phẩm cần hạn chế: 

  • Măng: Là loại thực phẩn thân thảo lâu năm nhưng lại phá can khí, không có lợi cho thai phụ, hơn nữa ăn quá nhiều dễ gây hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da,... không có lợi cho bảo vệ sức khỏe thai kì và sức khỏe thai nhi

khong-nen-an-mang

 

  • Hẹ: Có vị cam, tân, tính ốn có công dụng kiện vị, đề thần, chỉ hãn cố sáp, bổ thận tráng dương, cố tinh. Nhưng hẹ có tác dụng hưng phấn nhất định với tử cung, sẽ khiến thai đạp bất an, mẹ dễ bị cồn ruột, ăn quá nhiều dễ gây táo bón hoặc tiêu chảy. Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Xin chúc mừng mẹ và bé đã vượt qua tam nguyệt hai an toàn, hạnh phúc. Và hôm nay có lẽ là ngày đáng nhớ vì phồi của con đã hô hấp được rồi. Mẹ hãy nhớ hít thật sâu để chúc mừng con nhé. Không bao lâu nữa, con sẽ có khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài đấy. 

Gọi điện thoại
0964.019.049