Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Ăn nhiều khi mang thai: Nên hay không nên?

Tác giả: Nhung Hong Ngày đăng: Th06 18, 2022

Tag: mang thaidinh dưỡng khi mang thai

Mang thai là quá trình quan trọng mang tính quyết định đến sức khỏe của thai nhi cũng như mẹ bầu sau này. Vậy trong quá trình mang thai có phải càng ăn nhiều càng tốt không? Mẹ bầu có nên ăn nhiều khi mang thai không? Hãy cùng Beecare tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Nguy cơ tăng cân không kiểm soát trong thai kỳ

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc người mẹ ăn nhiều, nạp nhiều chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai có thể khiến cho cân nặng trở nên khó kiểm soát hơn, đặc biệt là tình trạng tăng cân quá mức dẫn đến một số ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Việc tăng cân trong thai kỳ là hết sức bình thường nhưng cần có sự chủ động kiểm soát của người mẹ. Nếu ăn quá nhiều vào thời gian mang thai sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng không kiểm soát, nhất là dẫn đến khả năng em bé có trọng lượng và kích thước lớn hơn bình thường, cản trở quá trình sinh nở hoặc nguy hiểm hơn cho người mẹ khi thai nhi quá lớn. Nguy cơ sinh mổ của mẹ bầu cũng tăng lên đến 30%. Em bé khi sinh ra cũng có nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành lớn hơn những em bé khác.

an-nhieu-khi-mang-thai-nen-hay-khong-nen1Việc ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân không kiểm soát

 

Kế hoạch dinh dưỡng cần chuẩn bị trước khi mang thai

Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo, người mẹ nên bắt đầu ăn uống đủ chất và lành mạnh trước khi mang thai để có đầy đủ dinh dưỡng sẵn sàng cho thời kỳ mang thai, nuôi dưỡng em bé từ sâu bên trong. Tuy nhiên, việc kiểm soát cân nặng trước khi mang bầu lại rất ít được quan tâm, dẫn đến số cân nặng bất hợp lý của mẹ bầu ngay từ những tháng mang thai đầu tiên và khiến con có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mẹ khi có thể gây ra một số bệnh lý.

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Hoa Kỳ cũng đã chỉ ra rằng việc giảm cân trước khi mang thai vô cùng quan trọng và đóng vai trò mật thiết đến một thai kỳ khỏe mạnh, trọn vẹn nhất. Điều này không đồng nghĩa với việc phụ nữ nhịn ăn, ăn thiếu chất mà chỉ nên giảm cân bằng cách cắt  khẩu phần ăn, giảm lượng thức ăn nhiều đường, chất béo bão hòa và muối,… để cơ thể nhẹ nhàng hơn, cũng tốt cho sức khỏe hơn nữa.

Bạn có thể tham khảo thêm: Nên bổ sung vitamin gì trước và trong khi mang thai?

an-nhieu-khi-mang-thai-nen-hay-khong-nen2Lập kế hoạch ăn uống trước khi mang thai là cần thiết

 

Lưu ý lượng thức ăn nạp vào khi mang thai

Ngoài chế độ ăn uống trước khi mang thai thì dinh dưỡng, thức ăn nạp vào cơ thể trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi cũng cần mẹ hết sức để tâm. Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng ăn nhiều là để em bé khỏe mạnh đủ chất, “ăn cho 2 người” nên cần ăn nhiều, ăn càng nhiều càng tốt, mẹ và bé sẽ càng khỏe mạnh hay “người ta muốn ăn còn ốm nghén không ăn được nên mình cứ ăn nhiều vào mới tốt”. Suy nghĩ này không hẳn là sai nhưng có những điểm chưa đúng, chưa phù hợp.

Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng trong tuần đầu mang thai, bạn hãy ăn uống bình thường và không nên nạp nhiều thực phẩm một cách đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi. Mỗi ngày, phụ nữ nên tăng thêm từ 300 – 450 calo/ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường là hợp lý. Lượng thức ăn và calo tiêu thụ còn tùy thuộc vào thể trạng và cân nặng của bà bầu trước khi mang thai.

an-nhieu-khi-mang-thai-nen-hay-khong-nen3Ăn nhiều chưa chắc cung cấp đủ chất cho mẹ bầu

 

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học thì mẹ bầu cũng nên chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể và thai nhi cần trong thời gian này. Các chất dinh dưỡng như đạm, đường bột, chất béo tốt thì có nhiều trong thực phẩm ăn hàng ngày nên điều mà bà bầu cần để tâm là lượng vitamin cũng như khoáng chất có đủ hay không. Việc ăn nhiều không liên quan mấy đến việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng. Một số loại vitamin mẹ cần nạp đủ tiêu chuẩn trong thời gian mang thai gồm có canxi, sắt, kẽm, axit folic, vitamin nhóm B, vitamin D,… đây đều là những khoáng chất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương chắc khỏe cho trẻ cũng như giảm các triệu chứng mang thai, hỗ trợ mẹ phòng ngừa thiếu máu thai kỳ, giảm ốm nghén.

Tập thể dục để có một thai kỳ khỏe mạnh

Các chuyên gia luôn có lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai là hãy xây dựng những thói quen tốt trong thời gian này để thai nhi phát triển tốt nhất, sức khỏe cũng được cải thiện hơn. Việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp mẹ kiểm soát cân nặng dễ hơn, tránh tăng cân mất kiểm soát cũng như dễ về lại vóc dáng sau sinh, thai nhi cũng khỏe mạnh, năng động hơn, kích thích tuần hoàn máu lưu thông đều đặn đến các cơ quan, hạn chế những triệu chứng khó chịu như chuột rút thai kỳ, tê mỏi chân tay,…

Mẹ bầu nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp hoặc đến tham gia các lớp tập cho mẹ bầu để được hướng dẫn kỹ hơn, chỉnh sửa động tác sai, tránh chấn thương không mong muốn khi thực hiện các bài tập.

Bạn có thể tham khảo thêm: Tập thể dục sau sinh có tốt không? 

Ăn nhiều khi mang thai là một suy nghĩ cần được định nghĩa lại cho đúng để tránh các mẹ bầu ăn quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính mình và cả em bé trong bụng. Mẹ nhớ ăn đủ chất và bổ sung thêm vitamin để con khỏe mạnh, mẹ nhé.

Gọi điện thoại
0964.019.049