Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Tụt huyết áp khi mang thai - Cẩn thận nguy hiểm

Tác giả: Nhung Hong Ngày đăng: Th12 31, 2022

Tag: mang thaitụt huyết áp

Tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng ít được chú ý, quan tâm. Nhưng nếu không có cách khắc phục tụt huyết áp hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Nguyên nhân tụt huyết áp khi mang thai 

Ở người khỏe mạnh bình thường, huyết áp sẽ trong khoảng 120/80mmHg - 140/90mmHg. Đây là mức huyết áp bình thường. Tình trạng huyết áp cao sẽ có chỉ số cao hơn mức trung bình và nếu tụt huyết áp, huyết áp thấp, chỉ số huyết áp sẽ thấp hơn mức trung bình. 

Hiện tượng tụt huyết áp khi mang thai không hiếm gặp. Đây cũng có thể xem là tình trạng thông thường trong quá trình mang bầu. Nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp khi mang thai gồm có: 

  • Nồng độ hormone progesterone trong máu của phụ nữ mang thai sẽ tăng cao hơn mức bình thường, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ nên có thể làm giãn các mạch máu, tác động đến việc tuần hoàn máu trong cơ thể; 

 

tut-huyet-ap-khi-mang-thai-can-than-nguy-hiem1Mạch máu giãn nở có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp khi mang thai

 

  • Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, gầy, yếu, sức khỏe kém, thiếu máu, ăn ít, ốm nghén khó ăn, thiếu hụt vitamin B12 hoặc axit folic trong quá trình mang thai; 

  • Mang thai đôi hoặc ba cũng có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp khi mang thai; 

  • Những mẹ bầu có tiền sử bị tụt huyết áp, nhiễm trùng cấp tính hoặc mắc các bệnh lý về tuyến giáp như suy tuyến giáp, bướu cổ,...; 

  • Tâm lý căng thẳng, lo lắng, stress trong một thời gian dài không thuyên giảm; 

  • Chế độ ăn uống không cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất. 

Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có một vài nguyên do khác gây nên tình trạng tụt huyết áp ở bà bầu. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi bị tụt huyết áp, mẹ bầu nhận diện bằng dấu hiệu nào? 

Bạn có thể tham khảo thêm: Cách tăng sức đề kháng cho bà bầu từ chuyên gia

Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai 

Để có phương án điều trị, hỗ trợ kịp thời, tránh những tình huống xấu hơn diễn ra với sức khỏe của thai nhi và chính mình, mẹ bầu cần nhận biết sớm các dấu hiệu của tụt huyết áp khi mang thai bằng các gợi ý sau: 

  • Thở dốc, thở mệt, cảm giác khó thở khi làm việc nặng hoặc sau khi leo cầu thang; 

  • Buồn nôn và nôn ói nhiều lần do chóng mặt; 

  • Tâm trạng không ổn định, dễ cáu gắt, dễ buồn, khóc, cảm thấy mệt mỏi;

tut-huyet-ap-khi-mang-thai-can-than-nguy-hiem2Mẹ bầu bị tụt huyết áp dễ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu

 

  • Đổ mồ hôi lạnh;

  • Da xanh xao, nhợt nhạt; 

  • Đứng lên đột ngột sau khi ngồi lâu cảm thấy chóng mặt, hoa mắt; 

  • Da, tóc khô, sần sùi, thiếu sức sống; 

  • Choáng váng, chân tay run, ngất xỉu. 

Nếu gặp một hoặc nhiều dấu hiệu trên đây, mẹ bầu cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, làm các xét nghiệm cần thiết, điều trị, cải thiện hiệu quả nhất mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi. 

Khắc phục tụt huyết áp khi mang thai bằng cách nào? 

Tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng nguy hiểm nhưng thường bị phớt lờ, không quan tâm lắm vì cho rằng chỉ là mệt mỏi tức thì. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hết sức lưu ý vì nếu không điều trị tụt huyết áp kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng lên sức khỏe, không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn cả thai nhi trong bụng. 

  • Ngoài các phương pháp khắc phục tụt huyết áp khi mang thai được bác sĩ tư vấn, bà bầu cũng nên lưu ý những điều sau để đẩy lùi tình trạng này càng xa càng tốt: 

  • Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất, đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản, bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả, thịt nạc, sữa tươi, ngũ cốc,...

tut-huyet-ap-khi-mang-thai-can-than-nguy-hiem3Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp cải thiện, phòng ngừa tụt huyết áp
  • Không nên bỏ bữa sáng vì đây là nguyên nhân thường thấy nhất dẫn đến tụt huyết áp khi mang thai. Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày nếu thấy khó nuốt, buồn nôn, không muốn ăn;

  • Uống nhiều nước, tránh xa các loại đồ uống có cồn hoặc caffeine như cà phê, rượu, bia,...; 

  • Nên thêm nhiều muối hơn một chút khi nấu ăn vì hàm lượng natri trong muối sẽ giúp huyết áp tăng ổn định, hạn chế tụt huyết áp khi mang thai; 

  • Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và có những khoảng nghỉ ngắn trong ngày; 

  • Tránh làm việc nặng nhọc, không nên leo cầu thang quá cao; 

  • Không nên xông hơi hoặc ngâm mình trong nước nóng quá lâu sẽ làm mạch máu giãn nở và huyết áp tụt nhanh chóng hơn; 

  • Không nên thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột khi đang tắm nước nóng sang tắm nước lạnh khiến cơ thể sốc nhiệt, máu chưa kịp lưu thông đến khắp nơi trên cơ thể; 

  • Duy trì chế độ tập luyện đều đặn, đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp tinh thần cũng như sức khỏe của bà bầu được cảm thiện rất nhiều. 

Hiện tượng tụt huyết áp khi mang thai là dấu hiệu đáng báo động cho nhiều vấn đề sức khỏe như thiếu máu, suy dinh dưỡng, lo âu, stress,... nên ngay khi nhận thấy triệu chứng tụt huyết áp, bà bầu cần đi khám ngay để được giải quyết, điều trị kịp thời. 

Gọi điện thoại
0964.019.049