Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Thai tuần thứ 7: Bé phát triển và mẹ thay đổi thế nào?

Tác giả: Mỹ Ngọc Ngày đăng: Th12 09, 2021

Tag: thai tuần thứ 7

Sự phát triển của bé vào tuần thứ 7

Tuần thứ 7, em bé của bạn đã có những thay đổi đáng kể so với các tuần trước đó. Các chi bắt đầu phát triển và có màng, xương đuôi đang co dần lại và sẽ biến mất trong vài ngày tới. Các tế bào thần kinh cũng đang làm việc hết công suất để kết nối với nhau tạo nên một hệ thần kinh sơ khai. Các cơ quan nội tạng cũng phát triển nhanh chóng. Con đã có mí mắt và ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang dần hình thành. Một cơ thể bé nhỏ đang hoàn thiện từng ngày trong cơ thể mẹ. Thật kỳ diệu phải không? 

Thai nhi tuần thứ 7 có kích thước chỉ bằng một hạt đậu Hà Lan, dài khoảng 1.3cm và tim thai đã xuất hiện. Mẹ có thể nghe rõ nhịp tim của bé đập thông qua máy siêu âm. Bên cạnh đó, vào tuần thứ 7, mắt bé sẽ to hơn và thậm chí đã có màu mắt. Màu mắt này sẽ thừa hưởng gen di truyền từ bố hoặc mẹ.

Ngoài ra, trong cơ thể bé như hạt đậu ấy, chiếc lưỡi nhỏ xíu bắt đầu xuất hiện và chân răng bắt đầu hình thành. Tuần này mẹ chưa thể biết giới tính của bé vì bộ phận sinh dục chưa phát triển đầy đủ.

thai-tuan-thu-7-1
Thai nhi có kích cỡ như hạt đậu vào tuần thứ 7

Mẹ thay đổi gì khi mang thai tuần thứ 7?

Khi thai tuần thứ 7, bạn vẫn chưa thể cảm nhận rõ tử cung của mẹ đang nong rộng ra. Chiếc bụng bầu vẫn bị che giấu bởi xương chậu và chỉ nhô ra khi thai nhi được 12 tuần tuổi. Những mạch máu dần nổi rõ ở vùng ngực và chân. Đó là lý do vì sao khi mang thai tuần thứ 7 bạn dễ bị tê chân khi đứng lâu một chỗ.

Nhìn từ bên ngoài, cơ thể của bạn vẫn chưa có gì thay đổi quá nhiều so với các tuần trước đó. Thế nhưng bạn có thể cảm nhận được cân nặng của mình đang tăng nhẹ và quần áo đang mặc sẽ chật đi một chút.

Hơn nữa, hai đầu vú sẽ lớn dần và bắt đầu thâm lại. Có nhiều trường hợp mẹ bầu còn bị mọc mụn nhọt quanh quầng vú. Nếu bạn phát hiện vú mình có những nốt này, đừng vội nặn hay nắn bóp nhé. Vì những nốt này là Montgomery giúp cho hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa khi sinh.

Khi mang thai được 7 tuần, âm đạo của bạn sẽ tiết dịch nhầy nhiều hơn trước. Đây là điều hết sức bình thường trong suốt quá trình mang thai. Nếu dịch nhầy có mùi khó chịu và chuyển sang màu vàng hoặc xanh kèm theo ngứa ngáy khó chịu thì bạn nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra.

thai-tuan-thu-7-2

Bạn có thể bị nổi mụn khi mang thai tuần thứ 7

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố và hormone khi mang thai có thể khiến mẹ không làm chủ được cảm xúc của mình. Hormone này giúp thai kỳ duy trì ổn định nhưng cũng khiến mẹ thay đổi tính nết, cảm xúc thất thường, kèm theo triệu chứng đau đầu, đau tức ngực, choáng váng, chán ăn,... Vài cục mụn sẽ nổi lên vùng trán, vùng má hay vùng cằm do nội tiết tố thay đổi.

Lời khuyên từ bác sĩ dành cho mẹ bầu

Khi mang thai tuần thứ 7, thai nhi phát triển ngày càng mạnh mẽ nên bạn cần chú ý đến dinh dưỡng thai kỳ nhiều hơn, đặc biệt là bổ sung sắt. Thể tích máu tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi nên cần nhiều sắt hơn để sản sinh máu. Do đó, mẹ nên bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ nhé.

Những thay đổi về hệ tiêu hóa như buồn nôn, ợ chua, khó tiêu,... ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề ăn uống của mẹ bầu. Bạn nên chuẩn bị tâm lý cho trường hợp ốm nghén, không ăn được gì cả trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu tốt nên chia nhỏ bữa ăn và bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Và đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé!

thai-tuan-thu-7-3
Bạn nên uống nhiều nước khi mang thai

Ngoài ra, mẹ nên duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích (rượu, bia, thức uống có cồn, thuốc lá hoặc khói thuốc lá). Bởi vì những chất kích thích có thể gây nguy hiểm cho thai nhi như dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sinh non,...

Mang thai tuần thứ 7 là thời điểm phù hợp để bạn thông báo tin vui cho gia đình nội ngoại hai bên. Hãy chia sẻ niềm vui này đến với những người thân yêu của bạn nhé. Beecare chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Gọi điện thoại
0964.019.049