Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu cần lưu ý điều gì?

Tác giả: Mỹ Ngọc Ngày đăng: Th12 02, 2021

Tag: chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu cần lưu ý điều gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh vì 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm trong thai kỳ?

Khám thai định kỳ

Để nắm rõ sự phát triển của thai nhi, khám thai định kỳ điều đầu tiên mẹ cần thực hiện. Đồng thời, thông qua việc khám thai định kỳ, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng vacxin đầy đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh, nhất là 3 tháng đầu.

cham-soc-me-bau-3-thang-dau-1

Khám thai định kỳ là điều quan trọng cần làm khi mang bầu

Trong 3 tháng đầu, bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai ở các thời điểm:

  • Tuần 6 đến tuần 10: Siêu âm thời điểm này để xác định thai đã vào tử cung hay chưa, là thai đơn hay thai đôi và có tim thai hay không.
  • Tuần 11 đến tuần 13: Thời điểm này cần siêu âm để đo khoảng sáng sau gáy. Từ đó có thể dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim,...)

Việc siêu âm cần được thực hiện đúng vào những thời điểm quan trọng để việc chẩn đoán đạt được sự chính xác cao nhất. Chính vì thế, mẹ bầu hãy đi khám thai đúng theo chỉ định của bác sĩ nhé!

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu về chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là phần không thể thiếu khi chăm sóc mẹ bầu trong 3 tháng đầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, phụ nữ mang thai nên bổ sung đầy đủ những dưỡng chất sau:

  • Axit folic (vitamin B9): có nhiều trong gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu lima, cà rốt, đậu nành, cam, bưởi, chanh,...
  • Sắt: Có thể bổ sung sắt bằng thực phẩm hoặc viên sắt tổng hợp sao cho đủ 27mg mỗi ngày. Thịt bò, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc là nguồn thực phẩm chứa sắt dồi dào.
  • Canxi: Mẹ bầu cần bổ sung 800mcg canxi mỗi ngày. Hải sản, tôm, cua, sữa hoặc các món chế biến cùng sữa là nguồn cung cấp canxi rất tốt cho mẹ bầu.
  • Protein: Em bé cần 70g protein mỗi ngày nên mẹ ăn nhiều thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, đậu nành, lúa mạch,... vào nhé!
  • Vitamin và khoáng chất: Mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh như cải bó xôi, rau chân vịt, bắp cải, súp lơ, cam, quýt, bưởi, táo,... để tăng cường miễn dịch và hạn chế táo bón thai kỳ.

cham-soc-me-bau-3-thang-dau-2

Vitamin chứa nhiều trong rau củ quả tươi

Duy trì lối sống lành mạnh

Tiếp theo chính là mẹ bầu cần duy trì một lối sống lành mạnh để mẹ thư giãn con khỏe mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tập đi bộ, tập yoga,... để tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh các hoạt động mạnh, trò chơi có cảm giác mạnh, chú ý đi lại, từ bỏ thói quen sử dụng giày cao gót để tránh trơn trượt khi trời mưa.

Mẹ bầu cũng nên tập thói quen đi ngủ sớm, không nên thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc để bảo vệ sức khỏe.

Cân bằng cảm xúc

Thời gian đầu mang thai, hormone trong cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Cho nên, trong giai đoạn này, mẹ thường mệt mỏi, dễ xúc động, tư tưởng không được thoải mái. Hơn nữa, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu hay ốm nghén, chán ăn dẫn đến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, tâm lý bất ổn.

Do đó, mẹ bầu cần cân bằng cảm xúc và tâm lý. Vì em bé hoàn toàn có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ. Mẹ buồn rầu nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi đấy! Thay vào đó, hãy thoải mái, lạc quan, gặp gỡ và nói chuyện với những người mình yêu quý. Nếu vẫn đủ sức khỏe thì nên đi làm để kiếm thêm thu nhập và cải thiện tâm trạng.

Ngoài ra, mẹ hãy làm những điều mình thích. May vá, cắm hoa, đan len, nghe nhạc, đọc sách thai giáo để trang bị kiến thức chăm sóc và nuôi con. Đừng quên chia sẻ nhiều hơn với chồng nhé! Vì đấy là bố nguồn động lực to lớn đối với mẹ và bé!

cham-soc-me-bau-3-thang-dau-3

Mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan suốt thai kỳ nhé!

Cần kiêng kỵ điều gì?

Ngoài những điều cần lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu nói trên, mẹ cần:

  • Không sơn móng tay, không nhuộm tóc, không dùng sản phẩm chăm sóc da dạng điều trị.
  • Không giơ 2 tay lên cao và không leo lên cao.
  • Chú ý đến thực phẩm hàng ngày và cần hạn chế những thực phẩm không tốt như: đồ tái sống, thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân cao, thực phẩm gây co thắt tử cung (rau ngót, rau răm, thơm,...), đồ uống chứa cồn,...
  • Không tự ý dùng thuốc điều trị nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu, tránh động thai.
  • Tránh căng thẳng và làm việc quá sức.
  • Không nên tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo,...
  • Hạn chế đến nơi đông người tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu đơn giản chỉ là nhớ đi khám thai định kỳ, cân bằng cảm xúc, đảm bảo dinh dưỡng và vận động nhẹ nhàng để cơ thể kịp thích nghi với điều kiện mới - mang thai. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Gọi điện thoại
0964.019.049