Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Thai nhi tuần thứ 21- Hình dáng thai nhi đang được dần dần hoàn thiện

Đến tuần thứ 21, mẹ và bé đã bước qua một nửa chặng đường một cách an toàn, mẹ đang phấn chấn phải không? Thời khắc cảo đón con yêu sắp đến rồi, bây giờ hãy tìm hiểu một chút tình hình phát triển của bé nhé!

Thời điểm này thai nhi đang dần phát triển hoàn thiện nhất và lớn lên vượt trội, nhưng có điều bây giờ mẹ sẽ bị đau mỏi lưng nhiều hơn đấy. Mẹ nên thay đổi tư thế nằm, thay đổi nệm có độ cứng hơn chút để dễ chịu hơn nhé. 

me-bau-21-tuan
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 21

Sự phát triển của thai nhi tuần 21

Chiều dài cơ thể phát triển từng ngày

Tuần 21, Chiều dài của bé tăng là 16 - 18cm, thể trọng của thai nhi không ngừng tăng lên, nặng khoảng 300 - 350g. Trên người bao phù một lớp gây bóng màu trắng xám, đây là chất tiết của lớp mỡ dưới da và biểu bì rụng xuống hình thành. Tác dụng của nó là bảo vệ thai nhi không bị nước ối ngấm vào, sau khi em bé chào đời thì lớp gây bóng này sẽ dần dần mất đi. Những tuần tiếp theo cân nặng của bé sẽ tăng lên nhanh chóng, cơ thể thai nhi bây giờ khá cân đối. Mặc dù đầu vẫn to nhưng tay, chân và thân người đã không còn quá ngắn nữa.

thai-nhi-21-tuan
Toàn thân bé được che phủ bởi "lớp chất gây" 

Hai chân của con sắp phát triển đến độ dài cuối cùng rồi, duỗi hai tay hai chân nằm trong nước ối thật dễ chịu. Lông mi và lông mày của thai nhi bây giờ đã rõ ràng, ngón tay và ngón chân bắt đầu mọc móng, lông máu cũng đã mọc khắp cơ thể. 

Đại não nhanh chóng phát triển

Tuần này xương trong tai của bé bắt đầu cứng hơn, giúp âm thanh được truyền đi. Vì ở giai đoạn này, bé có thể truyền tín hiệu âm thanh lên não, hơn nữa khả năng thính giác của bé đã đạt đến trình độ nhất định nên bé mẫn cảm hơn với âm thanh ở thế giới bên ngoài.  Đại não của bé nhanh chóng phát triển và có thể biểu hiện qua thính giác, quá trình này liên tục kéo dài cho đến khi bé được 5 tuổi. Khi nghe âm thanh bên ngoài bé sẽ dễ bị tỉnh giấc, chẳng hạn như tiếng ồn phát ra đột ngột, âm thanh ồn ào, thậm chí máy giặt rung lắc cũng làm bé tỉnh ngủ. 

su-phat-trien-cua-thai-nhi-21-tuan-37239
 

Cơ thể bầu thay đổi như thế nào?

Mang thai 6 tháng rồi vóc dáng mẹ không còn mảnh mai, bụng đã nhô lên rõ rệt, thể trọng tăng nhanh chóng. 

Trong thời kì này, vì bụng to lên nên cột sống ngửa về sau, trọng tâm cơ thể dồn về trước, lưng cũng vì căng thẳng trong thời gian dài mà đau mỏi. Do cơ thể tạm thời chưa quen với sự thay đổi này nên mẹ bầu rất dễ bị ngã. Mẹ bầu sẽ cảm thấy vôc ùng mệt mỏi, nhịp thở cũng gấp gáp hẳn lên, ngồi xuống hoặc đứng dậy có chút khó nhọc. Có thể xuất hiện tình trạng mất ngủ, chuột rút,... Ở bụng chân và mép trong đùi dễ xuất hiện u tĩnh mạch. 

Cùng với sự to lên của tử cung, cảm giác đau ở bụng ngày càng rõ rệt, bầu vú ngày càng to, chức năng tuyến vú phát triển, khi bóp sẽ thấy tiết ra sữa non màu vàng nhạt dinh dính, ì thế áo lót rất dễ dính cặn sữa. 

Trong suốt thai kì, đây là khoảng thời gian thoải mái và yên tâm nhất có thể đi du lịch hoặc quan hệ tình dục an toàn vì tỉ lệ sẩy thai rất thấp. 

Chất dinh dưỡng cần thiết trong tháng này

Vì sự phát triển của thai nhi là liên tục vì thế dinh dưỡng ở các thời kì cơ bản giống nhau. Nhưng do sự phát triền từng bước khác nhau trong thai nhi vì thế lượng của các chất dinh dưỡng cần thiết ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Chất dinh dưỡng chủ yếu trong tháng này là iot, kẽm, canxi, vitamin D, vitamin A, sắt, phốt pho, kẽm,... 

Bài viết tham khảo: Mẹ bầu có cần uống sữa bầu?

Trong tháng này, do răng của thai nhi canxi hóa, mầm răng của răng vĩnh viễn phát triển vì thế nhu cầu về canxi rất lớn. Mẹ bầu cần phải ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như đậu tương, đậu phụ, sữa bò, sữa chua,... Song song với sụ phát triển của thai nhi thì dung lượng máu của mẹ bầu ngày càng tăng lên, vì vật cần bổ sung sắt và ăn nhiều thực phẩm chứa sắt như: rong biển, đậu tươn, cải bó xôi, cần tây, gan và chế phẩm từ sữa,... Đồng thời bổ sung thêm axit folic để đầy đủ năng lượng cho thai nhi phát triển.

dinh-duong-me-bau-tuan-21
 

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng mẹ bầu còn cần phải giữ cho tinh thần thật thoải mái, tập những bài tập vận động nhẹ nhàng để giảm bớt căng thẳng thai kì, Như vậy sẽ giảm bớt đau mỏi cho mẹ hơn. Nếu giai đoạn này mẹ thấy đau mỏi quá nhiều hãy tìm hiểu và sử dụng các phương pháp massage để giúp mẹ thư giản, giảm đau mỏi và bớt stress hơn. 

bai-tap-yoga-cho-bau
Tập thể dục nhẹ nhàng để giúp mẹ thư giản suốt thai kì

Tìm hiểu thêm: Địa điểm massage bầu uy tín chất lượng

Bắt đầu từ tháng thứ 6, bé trong tử cung bắt đầu biết tập trung lắng nghe, thính giác của bé đã phát triển gần bằng người lớn, cơ thể bé có thể cảm nhận được vần điệu, tiết tấu âm nhạc hoặc cảm nhận âm điệu du dương của âm nhạc. Mẹ hãy tưởng tượng rằng một em bé tí hon đang nằm trên thành tửng cung và yên tĩnh lắng nghe, mẹ sẽ thấy được điều diệu kì đang diễn ra, cảm giác hạnh phúc sẽ làm mẹ quên đi mệt mỏi. 

Gọi điện thoại
0964.019.049