Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Tầng sinh môn là gì? Vì sao cần rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Tác giả: Nhung Hong Ngày đăng: Th09 05, 2022

Tag: tầng sinh mônrạch tầng sinh môn

Tầng sinh môn là từ chỉ bộ phận cơ thể mà bất cứ chị em phụ nữ nào, dù đã mang thai và sinh nở hay chưa cũng đều từng nghe qua ít nhất một lần. Vậy tầng sinh môn là gì và khi sinh thường phải rạch tầng sinh môn vì lý do gì? Hãy cùng Beecare khám phá ngay nhé.

Tầng sinh môn là gì?

Theo giải thích của các chuyên gia, tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý trong cơ thể nữ giới và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những việc như quan hệ tình dục, sinh nở, cũng như ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, hỗ trợ bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi một cách tốt nhất.

Thực chất, trên thực tế, tầng sinh môn là bộ phận nằm ở giữa hậu môn và âm đạo của phụ nữ, chiều dài thường dao động từ 3 – 5cm. Cấu tạo của tầng sinh môn gồm có 3 tầng, chính vì vậy nên có tên là tầng sinh môn. Cấu tạo gồm có: tầng sâu, tầng giữa và tầng nông.

tang-sinh-mon-la-gi-vi-sao-can-rach-tang-sinh-mon-khi-sinh-thuong1Hình ảnh tầng sinh môn nữ giới

 

Tầng sinh môn có chức năng gì?

Nhiều người rất thắc mắc không biết tầng sinh môn có nhiệm vụ gì hay đây chỉ là một bộ phận bình thường trên cơ thể. Thực chất, tầng sinh môn có nhiều công dụng hơn chúng ta nghĩ, cùng tìm hiểu ngay nhé.

  • Nâng đỡ, bảo vệ nhiều cơ quan quan trọng trong ổ bụng như tử cung, bàng quang, âm đạo,…

  • Nơi đón nhận tinh trùng, hỗ trợ quá trình thụ tinh thành công cũng như đảm bảo đời sống tình dục ở nữ giới;

  • Hỗ trợ quá trình sinh nở thuận lợi hơn, bảo vệ, nâng đỡ trẻ khi vừa lọt lòng;

  • Bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng âm đạo,…

Có rất nhiều người khi sinh con lần đầu, tầng sinh môn chưa có sự giãn nở nhất định và kém co giãn dẫn đến trường hợp rách tầng sinh môn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình cảm cũng như tạo ra cảm giác tự ti, mặc cảm cho người phụ nữ.

Vì sao cần rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Như đã nói ở trên, tầng sinh môn khá mỏng, tuy có khả năng giãn nở nhưng không phải ở bất cứ ai cũng giống nhau. Việc này còn phụ thuộc nhiều đến tình trạng thai nhi, nếu thai lớn hoặc sinh đôi, sinh ba,… thì tầng sinh môn lại càng gặp nguy hiểm hơn khi sinh thường.

Chính vì lý do này mà khi mẹ bầu chọn sinh thường, bác sĩ thường nói đến chuyện cân nhắc tầng sinh môn có thể phải rạch trong quá trình sinh. Tuy nhiên cũng có mẹ bầu tầng sinh môn nở rộng, không cần đến phương pháp rạch tầng sinh môn.

tang-sinh-mon-la-gi-vi-sao-can-rach-tang-sinh-mon-khi-sinh-thuong2Rạch tầng sinh môn khiến nhiều mẹ bỉm tự ti, mặc cảm

 

Ngược lại, khi tầng sinh môn nở không đủ, thai nhi không ra được thì không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ bầu mà còn cả với thai nhi, rách tầng sinh môn ngoài ý muốn.

Hiện nay, đa số những ca sinh thường đều cần tầng sinh môn để rút ngắn quá trình sinh, giảm nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi cũng như hạn chế tối đa tình trạng không mong muốn có thể xảy ra.

Sau khi rạch tầng sinh môn cần chú ý gì?

Chăm sóc như thế nào sau khi rạch tầng sinh môn là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu sau sinh. Để hạn chế vết khâu tầng sinh môn mất thẩm mỹ cũng như lâu lành, bạn cần chú ý một số nguyên tắc khi chăm sóc tầng sinh môn như sau nhé:

Dùng gạc lạnh

Thông thường, sau khi rạch tầng sinh môn, vết khâu sẽ sưng và đau trong một vài ngày đầu, tạo cảm giác khó chịu cho mẹ bỉm. Trường hợp quá khó chịu, đau đớn, bạn có thể sử dụng những miếng gạc lạnh để làm giảm sưng, giảm đau cho vết khâu. Nếu vết khâu đau dài ngày, bạn cần đến bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm: Xông hơi sau sinh phục hồi nhanh cho mẹ bỉm

Chú ý tư thế ngồi

Khi rạch tầng sinh môn, việc ngồi trở nên khá khó khăn với nhiều mẹ bỉm. Bạn cần hết sức chú ý đến tư thế ngồi bởi nếu chọn sai tư thế sẽ rất dễ ảnh hưởng đến vết khâu, làm vết thương mở rộng, lâu lành, dễ nhiễm trùng và gây đau đớn hơn.

Sau khi rạch tầng sinh môn, bạn muốn ngồi nên lót thêm đệm phía dưới chỗ ngồi để tăng sự thoải mái và hạn chế tốt hơn đau đớn nhé. Sau vài ngày, vết thương sẽ lành dần và tư thế ngồi sẽ thoải mái hơn.

tang-sinh-mon-la-gi-vi-sao-can-rach-tang-sinh-mon-khi-sinh-thuong3Cần lót đệm khi ngồi sau quá trình rạch tầng sinh môn

 

Vệ sinh tầng sinh môn đúng cách

Với vết khâu tầng sinh môn, bạn nên dùng khăn ẩm, mềm mại lau nhẹ nhàng vết thương, mỗi ngày 2 lần trong vài ngày đầu đến khi thấy miệng vết thương khép lại nhé. Việc này giúp hạn chế nhiễm trùng và giữ vệ sinh tầng sinh môn tốt hơn.

Sau sinh, mẹ cũng nên thường xuyên thay băng vệ sinh, tối đa 4 – 6 tiếng thay một lần để tránh dịch tích tụ lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Mẹ bầu sau sinh hãy uống thật nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả nhé, việc này giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành hơn, hạn chế để lại sẹo cũng như tăng sức đề kháng, phục hồi cơ thể nhanh chóng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Beecare về tầng sinh môn đã giúp bạn hiểu hơn về bộ phận quan trọng này. Vệ sinh sạch sẽ “cô bé” hàng ngày cũng giúp tầng sinh môn thêm khỏe mạnh hơn đấy.

Gọi điện thoại
0964.019.049