Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân và cách cải thiện

Tác giả: Nhung Hong Ngày đăng: Th02 28, 2023

Tag: chăm sóc mẹ sau sinhrối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh không còn là hiện tượng xa lạ với mẹ bỉm. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây từ Beecare. 

Sinh xong khi nào có kinh nguyệt trở lại? 

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh, bạn cũng nên biết thời điểm cơ thể mẹ bỉm xuất hiện kinh nguyệt sau khi sinh con. Theo những giải đáp từ chuyên gia, không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc sinh xong bao lâu có kinh nguyệt. Điều này rất khó dự đoán và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: 

  • Mẹ bầu cho con bú hoàn toàn hay không và tần suất bé bú mẹ như thế nào; 

  • Bé sau sinh có hay bú bình không; 

  • Cơ thể mẹ bỉm phản ứng và thay đổi thế nào sau khi sinh con;

  • Mức độ ổn định của các hormone trong cơ thể mẹ

roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-nguyen-nhan-va-cach-cai-thien1Rối loạn kinh nguyệt sau sinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố

 

Đối với trường hợp mẹ bỉm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, ít khi bú bình thì hormone tạo sữa sẽ được sản sinh nhiều hơn, tạo nên phản ứng khiến cơ thể ngừng rụng trứng và tạm thời không có kinh nguyệt. Thời điểm có kinh nguyệt trở lại với trường hợp này rất khó phán đoán, mẹ bỉm cần theo dõi phản ứng của cơ thể thường xuyên. 

Trường hợp ngược lại, bé sau sinh uống sữa bình nhiều, uống sữa công thức thay vì sữa mẹ thì hormone tạo sữa ít, trứng sớm rụng và kinh nguyệt trở lại cũng nhanh hơn trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ. Khoảng tuần thứ 3 - 12 sau sinh, mẹ bỉm có thể xuất hiện kinh nguyệt trở lại. 

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh từ đâu là ra? 

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng rất nhiều mẹ bỉm gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khá đa dạng, phổ biến nhất là ô nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh sau đây: 

Trọng lượng cơ thể thay đổi đột ngột

Khi mang bầu, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng cơ thể mẹ bao gồm cả nước ối và con nên sau khi sinh, trọng lượng sụt giảm đột ngột, có thể sụt đến 10kg gây ra nhiều biến động trong cơ thể, trong đó có kinh nguyệt. 

Bên cạnh đó, sau sinh ăn uống kém, chán ăn, stress do cân nặng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hormone và làm chậm kinh nguyệt.

Bạn có thể tham khảo thêm: Mẹ bầu chán ăn có ảnh hưởng gì không?

Nuôi con bằng sữa mẹ

Như bạn đã biết, những chị em nuôi con bằng sữa mẹ thường xuất hiện kinh nguyệt sau sinh muộn hơn những bé uống sữa công thức. Điều này là hoàn toàn bình thường vì khi cho con bú, cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormone tạo sữa, đồng thời kìm hãm quá trình rụng trứng và khiến kinh nguyệt bị rối loạn hoặc đến muộn. Đây cũng là cơ chế tránh thai tự nhiên sau sinh của cơ thể. 

roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-nguyen-nhan-va-cach-cai-thien2Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ngăn cản rụng trứng và kinh nguyệt

 

Bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Một số bệnh lý ở cơ thể mẹ có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Đặc biệt trong đó phải kể đến những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tiết tố, hormone trong cơ thể như bệnh về tuyến giáp, lạc nội mạc tử cung hoặc buồng trứng đa nang,... 

Biện pháp tránh thai làm rối loạn kinh nguyệt

Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được, một số loại thuốc tránh thai cho mẹ nuôi con bú có khả năng can thiệp vào lượng nội tiết trong cơ thể, gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh khi nội tiết không ổn định. Nếu gặp tình trạng này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục sử dụng loại thuốc tránh thai cũ nhé. 

Cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau sinh bằng cách nào? 

Chế độ ăn uống và một số thói quen hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nhờ vậy, mẹ bỉm có thể áp dụng một số cách dưới đây để ổn định nội tiết tố, giảm thiểu tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. 

Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống hoàn toàn có thể hạn chế rối loạn kinh nguyệt sau sinh nếu bạn áp dụng đúng cách. Với mẹ bầu sau sinh, hãy ưu tiên những thực phẩm nguồn gốc hữu cơ, không chứa nhiều chất bảo quản hoặc thuốc bảo vệ thực vật. 

Bổ sung nhiều, đa dạng vitamin: Bạn có thể bổ sung vitamin bằng các loại rau củ, trái cây nhiều màu sắc hoặc những thực phẩm chức năng khuyến cáo bởi bác sĩ. Ổn định nội tiết rất cần đến vitamin và khoáng chất đấy.

roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-nguyen-nhan-va-cach-cai-thien3Bổ sung vitamin từ hoa quả, rau củ tươi giúp điều hòa kinh nguyệt

 

Tập thể dục nhẹ nhàng: Sau sinh, việc tập thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga hoặc đi dạo không chỉ nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn mà còn hỗ trợ hormone ổn định hơn, hạn chế phản ứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. 

Hạn chế căng thẳng: Stress, lo lắng quá nhiều gây mất cân bằng nội tiết tố, hạn chế nhiều hormone và là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Bạn cần nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng là cách giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. 

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về rối loạn kinh nguyệt sau sinh từ Beecare có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này, từ đó có cách khắc phục hiệu quả. Nếu hiện tượng kinh nguyệt rối loạn thời gian dài, bạn cần đi khám sớm nhất, tránh rủi ro có thể xảy đến với sức khỏe. 

Gọi điện thoại
0964.019.049