Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Mẹ bầu chán ăn có ảnh hưởng gì không?

Tác giả: Nhung Hong Ngày đăng: Th07 24, 2022

Tag: chán ănốm nghén

Có rất nhiều người nghĩ rằng khi mang thai, bà bầu thường ăn nhiều và luôn có cảm giác thèm ăn liên tục. Tuy nhiên sự thật lại khác, ngoài những bà bầu ăn uống tốt ra thì cũng có không ít những mẹ bầu chán ăn và cần có cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt, tránh gây suy dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Do đâu mà bà bầu chán ăn?

Cả 2 hiện tượng thường gặp khi mang thai là chán ăn và thèm ăn đều là do sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của các loại hormone trong cơ thể bà bầu khi bước vào giai đoạn mang thai. Theo nghiên cứu cho thấy, lượng hormone hCG sẽ tăng gấp đôi ngay sau khi đậu thai và tăng trong suốt khoảng 3 tháng đầu mang thai và khi đạt đỉnh và khoảng tuần thứ 11 thì bắt đầu ổn định và giảm dần. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu ốm nghén nhiều nhất trong 3 tháng đầu mang bầu.

me-bau-chan-an-co-anh-huong-gi-khong1Mẹ bầu chán ăn do sự thay đổi hormone trong cơ thể

 

Tùy vào cơ địa mỗi người mà sự thay đổi hormone lại đem đến một triệu chứng khác nhau, có người luôn cảm thấy thèm ăn không dứt, có người ốm nghén, nhìn thấy thức ăn là sợ hãi nhưng cũng có người lại chán ăn, không có hứng thú ăn uống. Ngoài ra, việc mẹ bầu chán ăn cũng có thể là ảnh hưởng của việc cơ thể mệt mỏi, đau nhức, chóng mặt, đau đầu, cáu gắt,…

Thông thường, tình trạng kén ăn này sẽ kéo dài 3 tháng đầu mang thai và giảm dần vào những tháng sau đó, tuy nhiên đây lại là thời gian vô cùng quan trọng với con và sự phát triển sau này của trẻ nên mẹ cần có phương án giải quyết sớm.

Mẹ bầu chán ăn ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Việc chán ăn, không ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ mà còn khiến cho sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi bị ảnh hưởng không nhỏ, điển hình như:

Đối với cơ thể người mẹ

Nếu mẹ bầu chán ăn kéo dài, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả như:

  • Cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động, kém linh hoạt, luôn có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn khi thấy đồ ăn;

  • Không ăn thời gian dài làm cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết, gây ra suy dinh dưỡng, sức khỏe suy yếu, sức đề kháng thụt giảm;

  • Không có năng lượng để hoạt động, làm việc dẫn đến những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…

me-bau-chan-an-co-anh-huong-gi-khong2Chán ăn khiến mẹ bầu suy dinh dưỡng, kiệt quệ sức khỏe

Đối với thai nhi

  • Giai đoạn 3 tháng đầu là quá trình quan trọng trong hình thành các cơ quan và nội tạng của trẻ nếu thiếu dinh dưỡng, không có đủ chất cần thiết sẽ dẫn đến thai nhi yếu ớt, dễ sảy thai, phát triển kém, sức khỏe yếu;

  • Trường hợp thiếu dinh dưỡng kéo dài có thể làm thai nhi ngừng phát triển, tử vong trong tử cung người mẹ và dẫn đến nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ.

Làm gì để cải thiện chứng chán ăn khi mang thai?

Tránh ăn một số thực phẩm gây chán ăn

Khi bị chán ăn khi mang thai, mẹ bầu cần loại bỏ những món ăn làm mình ngán ngẩm ra khỏi thực đơn hàng ngày để tránh làm ảnh hưởng đến khẩu vị chung nhé. Một số món ăn thường có tính kích thích dạ dày, khiến mẹ bầu buồn nôn, chán ăn ra gồm có các thức ăn có gia vị cay nóng, nặng mùi như hành tỏi, tiêu, ớt, trứng, sữa, cà phê đặc,…

Bạn có thể tham khảo thêm: Thực phẩm giảm nghén hiệu quả khi mang thai 3 tháng đầu 

Chia nhỏ bữa ăn

Lượng thức ăn cần tiêu thụ trong một bữa chính có thể khiến cho mẹ bầu tăng thêm cảm giác chán ăn, ngán ăn. Chính vì vậy, thay vì ăn một lúc quá nhiều, bà bầu có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ, tăng tính đa dạng các món ăn lên để chống ngán, tránh gây cảm giác chán ăn thêm trầm trọng.

Một số lưu ý để ăn ngon miệng hơn

Uống nhiều nước: Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2.5 – 3 lít là cách để cơ thể và hệ tiêu hóa ổn định hơn, tránh tình trạng chán ăn, ngán ăn mỗi khi đến bữa.

Tránh thức ăn nhiều gia vị: Việc nêm quá nhiều gia vị khiến cho hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn, kích thích dạ dày và làm mẹ bầu cảm giác như lúc nào cũng buồn nôn, chán ăn. Các món ăn khi chế biến nên chọn cách nêm thanh đạm, hạn chế tối đa dầu mỡ hay những loại gia vị có mùi nồng.

Đa dạng món ăn: Một trong những cách để kích thích bà bầu ăn ngon miệng hơn chính là thay đổi món ăn liên tục, tránh ăn mãi một món hoặc một cách nấu làm giảm hứng thú khi ăn. Thay đổi đa dạng nguyên liệu nấu ăn, món ăn cũng khiến mẹ bầu ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Ví dụ ngoài canh rau thì có thể làm salad trộn với nước sốt để kích thích ăn rau nhiều hơn.

me-bau-chan-an-co-anh-huong-gi-khong3Món ăn đa dạng kích thích bà bầu ăn nhiều hơn

 

Mẹ bầu chán ăn không phải tình trạng hiếm gặp nhưng lại có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường nếu kéo dài quá lâu mà không có cách khắc phục tốt. Nếu cảm thấy quá khó chịu mỗi khi đến bữa và ốm nghén nặng, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất nhé. 

Gọi điện thoại
0964.019.049