Cách chữa táo bón sau sinh mổ
Tình trạng táo bón sau sinh mổ vô cùng phổ biến và gần như mọi ca sinh mổ đều gặp phải. Đây không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng ít nhiều gây nên bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của mẹ bỉm.
Hiện tượng táo bón sau sinh mổ là gì?
Hiện nay, tỷ lệ sinh mổ đang ngày một tăng, chiếm từ 40 - 50% tổng các ca sinh đẻ tại Việt Nam. Do nhiều nguyên nhân như sức khỏe mẹ bầu không cho phép hoặc tình trạng thai nhi đặc biệt mà việc sinh mổ được các bác sĩ chỉ định thực hiện, đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi khi chào đời.
Ngoài việc sinh mổ cần nhiều thời gian hơn để bình phục thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón sau sinh mổ. Khi tỷ lệ mẹ bầu sinh mổ cao hơn thì việc mẹ bỉm bị táo bón cũng tăng lên.
Vậy táo bón sau sinh mổ là gì? Táo bón sau sinh mổ là tình trạng thai phụ sau sinh có số lần đi đại tiện dưới 3 lần/tuần và có kèm theo nhiều triệu chứng khác như khó khăn khi đi đại tiện, có cảm giác đau rát khó chịu, phân lớn và cứng,... Ngoài ra, nhiều trường hợp táo bón sau sinh cũng ghi nhận triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, tức bụng, căng chướng bất thường.
Tình trạng bị táo bón sau sinh mổ là nỗi ám ảnh đối với nhiều mẹ bầu sau sinh vì khi này, ngoài việc vết mổ đang đau rát thì khó chịu, căng tức, chướng bụng, đi đại tiện khó khăn cũng khiến mẹ bỉm mất đi cảm giác thoải mái, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vì thế, tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng táo bón sau sinh là điều cần thiết.
Bạn có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm sinh mổ nhanh phục hồi, tránh mệt mỏi
Nguyên nhân gây táo bón sau sinh mổ là gì?
Không riêng gì sinh mổ mới gặp tình trạng táo bón nhưng tỷ lệ thai phụ sinh mổ gặp hiện tượng này cao hơn nhiều so với sinh thường. Vậy nguyên nhân táo bón sau sinh mổ là do đâu?
Biến chứng sẹo ở bụng
Như bạn đã biết, sinh mổ là quá trình bác sĩ sử dụng dao mổ chuyên dụng để đưa thai nhi ra ngoài thông qua vết mổ trên bụng. Vì thế, táo bón sau sinh cũng có liên quan đến vết sẹo này. Vết mổ để lấy thai nhi thường là vết mổ ngang bụng, vị trí dưới rốn khoảng 5 - 8cm. Và khi vết mổ sinh con dần lành lại và hình thành sẹo sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến hệ tiêu hóa, gây nên hệ lụy là táo bón sau sinh mổ.
Rối loạn chức năng cơ sàn chậu sau sinh
Nói đến nguyên nhân gây táo bón sau sinh mổ, không thể nào bỏ qua việc cơ sàn chậu bị ảnh hưởng sau quá trình mổ lấy thai. Các cơ sàn chậu khi mang bầu thường bị kéo căng ra theo quá trình lớn lên của thai nhi. Bụng bầu đạt kích thước cực đại cũng là lúc sắp đón thai nhi chào đời, lúc này, cơ sàn chậu chưa thể phục hồi ngay về tình trạng ban đầu, dẫn đến rối loạn chức năng cơ sàn chậu và gây táo bón sau khi sinh. Với nguyên nhân này, cả mẹ bầu sinh mổ lẫn mẹ bầu sinh thường đều có nguy cơ mắc phải.
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
Nhiều mẹ bầu sau khi sinh mổ tập trung nhiều vào việc bồi bổ sức khỏe bằng nhiều thực phẩm như thịt, cá,... nhưng lại quên mất, rau xanh và hoa quả cũng là nguồn thức ăn quan trọng trong dinh dưỡng hàng ngày. Cơ thể không được cung cấp chất xơ cần thiết là nguyên nhân gây táo bón sau sinh mổ.
Để cải thiện, mẹ bầu sau sinh cần ăn uống cân bằng các nhóm chất, ăn nhiều rau xanh các loại và uống đủ 2.5 - 3 lít nước/ngày, vừa giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, vừa hỗ trợ phòng ngừa chứng táo bón sau sinh mổ.
Chữa táo bón sau sinh mổ bằng cách nào?
Để cải thiện tình trạng mẹ bỉm bị táo bón sau sinh mổ thực ra không khó, chỉ tập trung vào chế độ ăn uống hàng ngày, đi lại, vận động và một số thói quen. Các bác sĩ sản khoa cũng cho biết thêm, táo bón sau sinh có thể chữa nhanh hơn khi mẹ bỉm tiêu thụ những thực phẩm như:
Các loại hoa quả giàu vitamin như chuối, táo, cam, cherry, bơ, kiwi, mâm xôi, việt quất,... Trong đó, quả mận luôn được biết đến với hàm lượng chất xơ vô cùng cao, lên đến 12g/100g mận;
Các loại ngũ cốc, hạt khô cũng là nguồn chất xơ chất lượng cao, hỗ trợ cải thiện táo bón hiệu quả. Yến mạch, hạt óc chó, gạo lứt, đậu lăng, đậu lanh, hạt diêm mạch,... đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe;
Các loại rau củ quả nói chung đều có thể phòng ngừa, hỗ trợ điều trị táo bón sau sinh mổ, điển hình như các loại rau màu xanh đậm như cải bó xôi, rau mồng tơi, cải ngọt, cải kale, bông cải xanh,... hay các loại củ như củ cà rốt, củ cải, củ su hào,...
Tình trạng táo bón sau sinh mổ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ bỉm, tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, gây cảm giác khó chịu, tâm trạng bức bối. Nếu tình trạng táo bón quá nặng, bạn cần liên hệ đến bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn, điều trị hiệu quả nhất.