Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Chăm sóc bầu 3 tháng cuối: Đừng quên 4 điều sau!

Tác giả: Mỹ Ngọc Ngày đăng: Th12 03, 2021

Tag: chăm sóc bầu 3 tháng cuối

Chăm sóc bầu 3 tháng cuối rất quan trọng vì đây là giai đoạn bé chuẩn bị chào đời. Vì thế, muốn “mẹ tròn con vuông”, mẹ đừng quên những điều sau nhé!

Không quên khám thai định kỳ

Điều quan trọng mẹ không được quên ở 3 tháng cuối thai kỳ chính là khám thai định kỳ và thực hiện những xét nghiệm quan trọng. Tương tự 3 tháng đầu, mục đích là để nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi xem có gì bất thường hay không. Hơn nữa, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, những điều nên làm và những điều cần tránh để có một thai kỳ khỏe mạnh.

cham-soc-bau-3-thang-cuoi1

Bà bầu 3 tháng cuối cần khám thai thường xuyên

Cụ thể:

  • Tuần 28 đến tuần 32 khám 1 lần: Thời điểm này sẽ kiểm tra chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai, xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai. Bên cạnh đó còn tiêm ngừa uốn ván cho mẹ và xét nghiệm nước tiểu để xem mẹ có bị tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp,... hay không.
  • Tuần 32 đến tuần 36 khám 2 tuần/ 1 lần: Tương tự như lần trước, mẹ bầu đi khám để xác định ngôi thai, hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ sớm.
  • Tuần 36 đến tuần 39 khám 1 tuần/ 1 lần: Ngoài các xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe thai nhi tương tự như các tuần trước đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu sắp sinh.
  • Tuần 39 trở đi khám 3 ngày/ 1 lần: Đây là giai đoạn bác sĩ tìm dấu hiệu chuyển dạ, cân nhắc xem mẹ bầu có sinh thường được hay không. Đối với những thai kỳ quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ quyết định chấm dứt thai kỳ hoặc tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ.

Việc khám thai định kỳ là điều cần thiết khi chăm sóc bầu 3 tháng cuối. Nếu có gì bất thường thì có thể xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bổ sung dinh dưỡng khi chăm sóc bầu 3 tháng cuối

cham-soc-bau-3-thang-cuoi2
Cá hồi là nguồn chứa Omega 3 và DHA dồi dào

Tương tự như chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu, bà bầu 3 tháng cuối cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn nữa. Đây là giai đoạn phát triển “thần tốc” và chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối còn là tiền đề cho mẹ vượt cạn dễ dàng, em bé khỏe mạnh.

Chính vì thế, dinh dưỡng của bà bầu trong tam cá nguyệt thứ ba thường tăng cường nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu sắt và protein: có trong các loại rau có lá màu xanh đậm (rau bina, rau cải xoăn...), đậu nành, thịt đỏ và thịt gia cầm, trái cây sấy khô (nho khô, mơ khô, hạt bí ngô, vừng...).
  • Thực phẩm giàu canxi: sữa, phô mai, sữa chua,... không chỉ cung cấp canxi cho mẹ mà còn bổ sung lợi khuẩn cho hệ đường ruột.
  • Thực phẩm giàu magie: cám yến mạch, lúa mạch, đậu đen, atiso, hạnh nhân và hạt bí ngô là nguồn magie dồi dào cho mẹ bầu.
  • Thực phẩm giàu DHA: chứa nhiều trong dầu cá, cá béo như cá ngừ, quả óc chó, hạt lanh,...
  • Thực phẩm giàu Acid folic: có nhiều trong rau màu xanh đậm, cam, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch và ngũ cốc tăng cường để hỗ trợ sự phát triển ống thần kinh thai nhi.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: có trong trái cây tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,... để ngăn ngừa táo bón và làm sạch mật.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: nằm trong nhóm trái cây họ hàng nhà cam, quýt, bưởi, tiêu xanh, bông cải xanh,...

Tập thể dục đều đặn

cham-soc-bau-3-thang-cuoi3
Mẹ bầu chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng

Dần về những tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu thường trở nên “ì ạch” khiến mẹ lười vận động. Tuy nhiên, theo chuyên gia và kinh nghiệm dân gian, bà bầu tập thể dục đều đặn trong 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ giúp bé con phát triển tốt hơn mà còn giúp mẹ bầu khỏe hơn. Hành trình sinh nở cũng diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và nhẹ nhàng. Mẹ có thể chọn những bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ để lưu thông khí huyết và thoải mái tinh thần.

Cẩn thận với chứng phù nề

Lưu lượng máu vào những tháng cuối thai kỳ tăng khiến mẹ bầu dễ bị sưng tấy hoặc phù nề tay chân. Hầu hết mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải tình trạng này. Nếu phù chân đi kèm với cảm giác mí mắt nặng nề, những nếp nhăn ở cổ tay, cổ chân biến mất, mặt nặng thì mẹ nên gặp bác sĩ ngay. Vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm độc thai nghén nguy hiểm.
Chăm sóc bầu 3 tháng cuối không có gì khó khăn cả. Mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe nhé! Có gì bất thường, nên gặp bác sĩ ngay lập tức để bảo vệ bản thân và bé yêu.
 

Gọi điện thoại
0964.019.049