Tư thế ngồi tốt nhất cho mẹ bầu
Mang thai là thời kỳ mà các mẹ bầu cần kiêng cữ và cẩn thận trong tất cả mọi hoạt động, sinh hoạt, ăn uống. Mọi hoạt động của mẹ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Đặc biệt, tư thế ngồi khi mang thai cũng có thể hỗ trợ sức khỏe cho mẹ bầu không cảm thấy nặng nề khó chịu mà vẫn tốt cho em bé.
Tư thế ngồi không đúng ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào
Trong 3-6 tháng đầu tiên của thai kỳ, khi bụng của các mẹ còn nhỏ, thai nhi chưa chiếm nhiều diện tích trong tử cung, việc di chuyển và ngồi của mẹ bầu vẫn còn khá dễ dàng. Tuy nhiên ở thời điểm về sau, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, khi em bé đã lớn, bụng bầu to sẽ làm cho các mẹ khó khăn hơn khi đứng lên, ngồi xuống và nằm.
Tư thế ngồi không đúng sẽ ảnh hưởng đến cột sống mà lúc này, cột sống đã phải chịu sức nặng khá lớn từ sự phát triển của thai nhi. Việc ngồi sai tư thế có thể dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch, chuột rút nhiều hơn, đặc biệt có thể gây nên việc thiếu oxi cho thai nhi trong bụng
Mẹ bầu nên ngồi như thế nào để đảm bảo an toàn
- Ngồi thẳng lưng, vai và hông nên tựa sát vào thành ghế
- Lựa chọn loại ghế có thể điều chỉnh độ cao.
- Chân nên kê thêm một chiếc ghế hoặc một thùng nhỏ có chiều cao khoảng 15-20cm để kê chân, đảm bảo cho đầu gối cao hơn hông
- Sau lưng nên chuẩn bị một chiếc gối tựa để giảm đau lưng
- Đối với các mẹ làm công việc văn phòng, nên di chuyển đứng lên sau mỗi 1 giờ để tuần hoàn máu, tránh ngồi lâu, ngồi nhiều gây ra bệnh trĩ
- Khi đang ngồi muốn đứng lên, các mẹ phải vịn tay vào bàn hoặc một vật chắc chắn, cố định để tránh ngã
Những việc mẹ bầu cần tránh khi ngồi
- Ngồi nửa mông: việc ngồi nửa mông sẽ tạo áp lực nhiều hơn lên cột sống, gây đau mỏi vùng thắt lưng
- Ngồi bắt chéo chân sẽ làm máu chảy về chân nhiều hơn, dẫn đến việc phù chân khi mang thai càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra cũng gây cho các mẹ cảm thấy tê chân nhiều hơn
- Ngồi gập về phía trước sẽ tạo áp lực, gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng
- Khi đang ngồi mà đứng lên đột ngột sẽ dễ mất cân bằng, chóng mặt có khả năng bị ngã làm nguy hiểm cho em bé
Các tư thế chuẩn cho mẹ bầu khi di chuyển và sinh hoạt
Khi đi lại, di chuyển
- Các mẹ cần đi chậm rãi, luôn giữ cân bằng cho cơ thể.
- Giữ lưng thẳng, đầu ngẩng.
- Khi bước gót chân nên chạm đất trước
- Tránh bước đi nhanh, đi bằng mũi chân vì dễ gây mất cân bằng trọng lực dẫn đến việc ngã. Tránh đi giày cao gót sẽ ảnh hưởng nhiều đến cột sống
Khi nằm ngủ
Việc nằm ngủ đúng cách không chỉ tạo cảm giác thoải mái cho mẹ bầu mà cũng khiến thai nhi được phát triển tốt, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Lúc này, bụng của các mẹ đã trở nên to hơn, nặng nề hơn. Các mẹ nên nằm nghiêng, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Tư thế này vừa giúp các mẹ dễ thở hơn và cũng an toàn cho em bé do tăng lượng oxi cho bào thai.
Tư thế nằm ở 3 tháng đầu của thai kỳ có thể thoải mái hơn, mẹ có thể nằm ngửa, kê gối lên chân để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Khi đang nằm chuyển sang tư thế ngồi, các mẹ nên nghiêng về 1 bên, chống tay để lấy điểm tựa và ngồi dậy từ từ. Không nên dậy ngay khi đang nằm ngửa.
Khi đứng
Ngoài việc di chuyển và nằm ngủ, cách đứng sao cho vững và thoải mái cũng giúp mẹ bầu được dễ chịu hơn trong các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày (ví dụ: nấu cơm, làm việc,…) Các mẹ phải đứng bằng 2 chân, mở rộng chân 1 chút để giữ thăng bằng tốt hơn. Hạn chế đứng quá lâu, mỗi 5 phút nên đổi tư thế một lần. Ngoài ra, khi đứng, các bạn cũng nên tập thể dục nhẹ cho bàn chân để tăng cường lưu thông máu bằng việc: ấn nhẹ các đầu ngón chân xuống đất rồi duỗi thẳng ra.
Khi nhặt đồ vật
Để lấy các đồ vật ở dưới đất, tuyệt đối tránh khom người xuống để lấy. Các mẹ phải hơi gập đầu gối, từ từ hạ thấp eo xuống để ngồi rồi mới nhặt đồ. Khi đứng lên phải bám vào một vật cố định, vững chắc làm điểm tựa rồi từ từ đứng lên.
Khi leo cầu thang
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các bạn nên hạn chế tối đa việc leo cầu thang để đảm bảo an toàn cho em bé. Vì lúc này, thai nhi mới vào tổ, chưa bám chắc vào tử cung. Việc đi cầu thang lên xuống gây nguy hiểm rất nhiều.
Để đi lên xuống cầu thang an toàn, mẹ bầu phải bám chắc vào tay vịn hoặc tường. Bước chậm rãi, nhìn rõ các bậc cầu thang. Đồng thời phải giữ thẳng lưng và bước bằng cả bàn chân, không chỉ mình mũi hay gót chân.
Trên đây là tất cả những tư thế nên và không nên khi di chuyển, sinh hoạt trong quá trình mang thai. Hy vọng chúng tôi đã giải đáp được những thắc mắc của các bạn. Chúc các bạn có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh