Những điều bạn cần biết về tình trạng tắc tia sữa
Sữa mẹ là nguồn sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhưng sau sinh với mẹ - đặc biệt là các mẹ lần đầu mang thai thì tắc tia sữa là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Chính vì vậy những điều mẹ trẻ nên tìm hiểu rõ về tình trạng tắc tia sữa để làm hành trang cho thời kì đầu sinh sản.
Đối với mọi bà mẹ, đặc biệt là những người mới làm mẹ lần đầu, việc chăm sóc em bé là vô cùng khó khăn. Tắc tia sữa chính là tình trạng mà cứ 10 bà mẹ, sẽ có ít nhất 7 người gặp phải. Thấu hiểu nỗi lo đó, bài viết sẽ giới thiệu đến các mẹ thông tin chi tiết về thông tắc tia sữa.
Những điều bạn cần biết về tình trạng tắc tia sữa
Bạn liệu đã biết thế nào là tắc tia sữa cũng như nguyên nhân, biểu hiện của tình trạng này?
Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là hiện tượng mà dòng sữa mẹ bị ứ đọng tại xoang chứa sữa hoặc ống dẫn sữa. Khi sữa mẹ được tạo ra nhưng dòng chảy sữa ra bên ngoài (cho bé bú) không được thông kịp (bé bú không hết, mẹ không vắt sữa hết) thì sẽ gây ra hiện tượng ứ đọng. Song song với đó, dòng sữa mới vẫn liên tục chảy ra, khi không được giải phóng kịp lúc sẽ đông kết lại tạo thành các hòn cục cứng, khiến mẹ đau đớn và khó chịu.
Tắc tia sữa là hiện tượng mà hầu như bà mẹ nào cũng gặp phải
Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc tia sữa, trong đó phổ biến nhất là 3 lý do sau:
Sữa ứ đọng quá nhiều: nguyên nhân thường là do mẹ không kịp cho bé bú hoặc không vắt hết lượng sữa còn thừa trong bầu ngực do đó làm sữa bị kết đông và vón cục lại gây tắc tia sữa
Do nhiễm khuẩn: khi mẹ không vệ sinh đầu vú sạch sẽ, mặc quần áo không đảm bảo thì vi khuẩn từ bên ngoài có thể xâm nhập vào bên trong bầu ngực, bầu sữa và làm tắc tia sữa
Do cách sinh hoạt: tắc tia sữa còn có thể xảy ra khi mẹ nằm ngồi không đúng tư thế, gây chèn ép bầu ngực, đè nén cơ thể dẫn đến sữa bên trong cơ thể bị ứ đọng lại, không giải phóng ra ngoài được.
Biểu hiện của tắc tia sữa
Biểu hiện rõ rệt nhất của hiện tượng tắc tia sữa chính là bầu ngực sưng to lên, thậm chí hằn đỏ hoặc tím. Khi chạm vào ngực thấy đau, trong một số trường hợp còn có thể gây mệt mỏi và phát sốt.
Làm thế nào để thông tắc tia sữa?
Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể thông tắc tia sữa bằng một số cách giới thiệu dưới đây.
Massage xoa bóp kết hợp chườm ấm: cách dễ thực hiện và cũng được xem là đem lại hiệu quả nhất chính là massage xoa bóp kết hợp với chườm ấm bầu ngực. Mẹ có thể dùng tay vừa xoa vừa day bầu ngực liên tục theo hướng nhất định từ ngoài vào trong núm vú, nhất là những chỗ có cục sữa vón cục sưng cứng. Việc xoa bóp, chườm ấm này nên được tiến hành thường xuyên là liên tục, ngay cả khi mẹ không bị tắc tia sữa.
Điều chỉnh việc cho em bé bú: khi bị tắc tia sữa, bạn nên chịu đau một chút để cho bé bú bên phía ngực đau, vì hành động bú sữa của bé sẽ là cách tốt nhất để giải phóng lượng sữa ứ đọng trong bầu ngực. Bạn cũng cần chú ý đến tư thế cho em bú vì rất có thể chính vì việc dồn nén liên tục trong nhiều ngày mà sữa trong cơ thể không thoát ra được. Ngồi khoanh chân, nằm nghiêng,... là những cách bạn có thể thử để bé bú thoải mái hơn và tia sữa tắc được thông tốt hơn.
Sử dụng các liệu pháp dân gian: dùng lá đinh lăng, lá bồ công anh hay lá bắp cải đều là những phương pháp dân gian đã qua kiểm chứng về tính hiệu quả. Đối với lá đinh lăng và lá bồ công anh, bạn có thể hầm chung với thức ăn hoặc đun uống, lá bắp cải thì dùng để đắp lên ngực giảm sưng đau.
Dịch vụ hỗ trợ thông tắc tia sữa từ Beecare
Ngoài các biện pháp thông tắc tia sữa tự thực hiện tại nhà, bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ thông tắc tia sữa từ Beecare. Mặc dù không quá nghiêm trọng đến mức phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ, nhưng nếu không giải quyết kịp thì tắc tia sữa cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ. Chính vì thế, sự hỗ trợ từ các trung tâm, spa chăm sóc mẹ và bé sẽ rất phù hợp. Với liệu trình được nghiên cứu chi tiết, sử dụng kết hợp biện pháp tây và đông, tình trạng này sẽ nhanh chóng được giải quyết, hạn chế đau đớn và mệt mỏi cho sức khỏe của mẹ.