Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Mang thai ngoài tử cung và dấu hiệu

Tác giả: Nhung Hong Ngày đăng: Th04 23, 2022

Tag: mang thaimang thai ngoài tử cung

 

Biết tin mình mang thai và sắp được làm mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ bến với tất cả phụ nữ trên đời. Tuy nhiên, do một vài yếu tố khách quan mà tình trạng mang thai ngoài tử cung ngày càng tăng và khiến không ít chị em lo lắng. Trong bài viết hôm nay, Beecare xin chia sẻ với bạn đọc về mang thai ngoài tử cung và dấu hiệu nhận biết sớm.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là trường hợp thai nhi không làm tổ trong tử cung mà ở ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Thai ngoài tử cung có khá nhiều vị trí nhưng phổ biến nhất là ở vòi tử cung, có đến 95% trường hợp mang thai ngoài tử cung là ở vị trí này.

Thai nhi khi nằm ngoài tử cung sẽ yếu ớt và không được bảo vệ. Đồng thời, mang thai ngoài tử cũng cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người mẹ vì khi thai lớn và vỡ túi thai sẽ khiến máu chảy nhiều vào ổ bụng, rất nguy hiểm.

 

mang-thai-ngoai-tu-cung

Những vị trí thai ngoài tử cung 
 

Mang thai ngoài tử cung có thể do vòi trứng hoặc vùng chậu bị viêm nhiễm, ống dẫn trứng có dị tật bẩm sinh hay hẹp ống dẫn trứng khiến trứng sau khi thụ tinh không xuống tử cung làm ổ được.

Ngoài ra, phụ nữ mắc các bệnh lây qua đường sinh dục hoặc từng nạo phá thai trước đó cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường.

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Người mang thai ngoài tử cung thường có dấu hiệu đầu thai kỳ không mấy khác biệt so với người mang thai bình thường với những triệu chứng như: buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, dễ cáu gắt, khẩu vị thay đổi thất thường,….

Tuy nhiên, bạn vẫn nên để ý kĩ hơn những dấu hiệu để nhận biết sớm hơn mang thai ngoài tử cung, từ đó có những biện pháp hợp lý, kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến tính mạng người mẹ.

Một số dấu hiệu đáng báo động về mang thai ngoài tử cung như:

Chậm kinh thường xuyên: chậm kinh là tình trạng không hiếm gặp ở các chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mới mang thai. Có nhiều người thường xuyên có kinh nguyệt không đều, tùy theo tháng mà bị sớm hoặc muộn nên dấu hiệu rất khó nhận biết.

Âm đạo chảy máu: ra máu khi mới mang thai được gọi là “máu báo thai”. Tuy nhiên, ở những người mang thai ngoài tử cung thì lượng máu ra nhiều và lâu hơn, màu đỏ thẫm hoặc nâu khiến nhiều chị em lầm tưởng đó là kinh nguyệt nên cần xem xét kỹ về màu sắc, độ đặc hay loãng của máu để nhận biết.

Đau bụng âm ỉ: những người mang thai ngoài tử cung thường đau bụng dưới âm ỉ, đau có thể kéo dài và gây khó chịu cho người bị. Mức độ đau bụng tăng dần và không có dấu hiệu thuyên giảm khi thai nhi ngày một lớn hơn.

Nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung

Nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung có khá nhiều, có cả những nguyên nhân khách quan :

  • Từng mang thai ngoài tử cung

  • Đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng hoặc vùng chậu

  • Viêm nhiễm vùng chậu

  • Các bệnh lây qua đường tình dục như HIV, lậu, giang mai,…

Và một số nguyên nhân chủ quan như:

  • Phụ nữ hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn như bia, rượu,…

  • Mang thai khi qua 35 tuổi

  • Vô sinh

Mang thai ngoài tử cung điều trị như thế nào?

Tùy vào tình trạng thực tế mà có thể điều trị mang thai ngoài tử cung bằng các cách như dùng thuốc, phẫu thuật hoặc tiến hành theo dõi thai ngoài tử cung.

Theo như các bác sĩ chuyên khoa sản, không nhất thiết phải phẫu thuật đối với mọi trường hợp mang thai ngoài tử cung. Khi thai nhi được phát hiện sớm và chưa có tiến triển xấu thì sẽ được chỉ định tiêm thuốc. Còn đối với thai nhi có kích thước trên 3cm sẽ được phẫu thuật nội soi để lấy thai.

Việc cần làm nhất khi phát hiện những dấu hiệu lạ của thai kỳ là đến khám ngay tại bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tư vấn, hỗ trợ.

dieu-tri-thai-ngoai-tu-cung

Mang thai ngoài tử cung cần được phát hiện sớm để kịp thời can thiệp, xử lý 
 

Cách phòng tránh mang thai ngoài tử cung

 Cách tốt nhất và chắc chắn nhất là bạn nên đi khám tiền thai sản để sàng lọc trước khi có kế hoạch mang thai. Điều này cũng giúp phát hiện những dấu hiệu không ổn ở tử cung và vùng chậu, từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến việc mang thai sau này.

Ngoài ra, phụ nữ cũng cần điều trị dứt điểm các bệnh lý thường gặp như viêm nhiễm phụ khoa,…., tránh tình trạng thêm nặng và ảnh hưởng đến việc mang thai.

Một số thói quen giúp cho phụ nữ chuẩn bị một sức khỏe tốt trước khi mang thai như:

  • Không hút thuốc lá

  • Không sử dụng chất kích thích

  • Hạn chế tối đa bia, rượu, cà phê,….

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh, hạn chế dầu mỡ hay đồ ăn nhiều đường như bánh kem, kẹo socola,…

  • Giữ vệ sinh vùng kín khi trong kỳ kinh nguyệt, tránh để vùng kín ẩm ướt.

ve-sinh-co-be

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ cũng là cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung 
 

Trên đây là một số thông tin mà Beecare tổng hợp được, hy vọng có thể giúp các chị em giải đáp được thắc mắc mang thai ngoài tử cung là gì và dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Ngoài vấn đề trên, chị em cũng cần lưu ý tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin trước khi mang thai để bảo vệ mẹ và bé một cách tốt nhất nhé. 

Gọi điện thoại
0964.019.049