Dấu hiệu nhận biết sảy thai
Thông thường, nguy cơ sảy thai luôn có những dấu hiệu nhận biết nhất định, trước khi các triệu chứng này trở nặng và ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi. Chính vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu sảy thai từ sớm là rất cần thiết, giúp các ông bố, bà mẹ kịp tìm được phương án hỗ trợ kịp thời.
Sảy thai là hiện tượng gì?
Sảy thai, hay còn gọi là sảy thai tự nhiên, là tình trạng mất thai nhi trước 20 tuần thai kỳ. Các trường hợp sảy thai thường xảy ra chủ yếu trong 3 tháng đầu mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến sảy thai rất đa dạng, có cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, nếu nhận biết trước dấu hiệu sảy thai từ sớm sẽ giúp kiểm soát tốt hơn cũng như có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp lấy lại sự cân bằng và ổn định cho thai nhi.
Dấu hiệu nhận biết sảy thai
Những triệu chứng dẫn đến sảy thai thường không giống nhau ở mỗi giai đoạn mang thai. Một số trường hợp ghi nhận rằng sảy thai đến nhanh đến mức người mẹ vẫn chưa nhận biết được là mình đã mang thai.
Một số dấu hiệu cảnh báo sảy thai thường gặp như:
Đáy quần lót xuất hiện nhiều đốm máu
Âm đạo chảy máu bất thường
Xuất hiện chất lỏng từ mô hoặc chất lỏng từ âm đạo
Bụng dưới đau dữ dội, có thể kèm thêm chuột rút
Lưng đau, mức độ có thể nặng hoặc nhẹ tùy tình trạng
Những dấu hiệu đầu thai kỳ mất dần như: buồn nôn, cáu giận, căng tức ngực,…
Nếu nhận biết được những dấu hiệu trên, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản.
Nguyên nhân dẫn đến sảy thai
Nguy cơ sảy thai có thể tăng cao hơn do một số tác nhân nhưng nhìn chung, đa phần sảy thai không phải do người mẹ. Trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ cung cấp những hormone và chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là do những phát triển bất thường ở thai nhi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khá đa dạng, có thể kể đến như:
Do di truyền hoặc nhiễm sắc thể: Nhiễm sắc thể có vai trò giữ gen. Thai nhi khi được hình thành sẽ nhận một nhiễm sắc thể từ người mẹ và một nhiễm sắc thể từ người bố. Những vấn đề của nhiễm sắc thể có thể gây ra:
Suy thai: Là tình trạng thai nhi ngừng phát triển trong tử cung. Hiện tượng này thường xảy ra trước khi bạn nhận biết được những dấu hiệu của nó.
Thai mol: Thay vì 2 nhiễm sắc thể đến từ cả cha và mẹ thì thai mol lại nhận cả 2 nhiễm sắc thể từ cha và không có sự phát triển nào của thai nhi trong tử cung.
Thai mol một phần: Là hiện tượng người mẹ cung cấp nhiễm sắc thể nhưng cả 2 nhiễm sắc thể vẫn đến từ người cha.
Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân đến từ chính điều kiện và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Những vấn đề sức khỏe tiền thai sản và lối sống của người mẹ cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Môi trường làm việc tiếp xúc với hóa chất hoặc chứa tia phóng xạ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc thai nhi phát triển không bình thường, thậm chí sảy thai.
Các loại sảy thai phổ biến
Sảy thai cũng có nhiều loại khác nhau, đa số tùy thuộc vào dấu hiệu và tình trạng thai nhi mà bác sĩ chẩn đoán một trong những trường hợp sau:
Sảy thai hoàn toàn: Tất cả mô thai đều được tống ra ngoài
Sảy thai không hoàn toàn: Có một số mô thai còn đọng lại trong tử cung.
Sảy thai lỡ: Phôi thai đã ngừng phát triển nhưng bạn vẫn không cảm nhận được hoặc không nhận biết được bất cứ dấu hiệu nào.
Dọa sảy thai: Dấu hiệu của hiện tượng này là ra máu âm đạo kèm theo chuột rút, tuy nhiên thai nhi có thể chưa bị sảy.
Sảy thai tự nhiên: Đây là hiện tượng sảy thai không thể tránh khỏi. Những dấu hiệu như chảy máu, cổ tử cung co rút, chuột rút sẽ được nhận thấy khi rơi vào trường hợp này.
Sảy thai tự hoại: Trường hợp sảy thai và có dấu hiệu cho thấy tử cung nhiễm trùng.
Biện pháp ngăn ngừa sảy thai
Không phải tất cả những trường hợp sảy thai đều có thể phòng tránh được nhưng vẫn có những điều cần lưu ý để có một thai kỳ thật khỏe mạnh, an toàn:
Chăm sóc cơ thể và sức khỏe trước, trong quá quá trình mang thai và cả sau khi sinh con.
Hạn chế những thứ có hại cho sức khỏe như rượu, bia, chất kích thích, ma túy, thuốc lá,… trong suốt quá trình mang thai.
Cố gắng duy trì cân nặng ổn định trong suốt thời gian trước và trong khi mang thai.
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
Ăn nhiều rau củ quả và trái cây, nên uống thêm viên uống bổ sung vitamin để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
Có chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, hạn chế dầu mỡ, thức ăn nhanh, tăng đạm thực vật và các loại thịt trắng như cá, ức gà,…
Để đảm bảo một thai kỳ và sức khỏe tốt nhất, các mẹ bầu nên lên một kế hoạch cụ thể trước khi mang thai, đặt lịch khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản để đảm bảo khi mang thai, cả mẹ và bé đều được an lành và phát triển bình thường.