Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Tác dụng của việc hơ lá trầu đối với trẻ sơ sinh

Tác giả: Nguyễn Trang Ngày đăng: Th09 29, 2021

Lá trầu không từ xa xưa đã thường được ông bà ta sử dụng như một loại thảo dược có tính kháng sinh, giúp kháng khuẩn vượt trội. Dựa vào đặc tính đó, các bà, các mẹ thường sử dụng lá trầu không để chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh.

Những điều cần biết về lá trầu không

Tên khoa học của lá trầu không là Piper Betle, được sử dụng như một loại gia vị trong chế biến thức ăn. Qua phân tích, lá trầu có một số thành phần như: carvacrol, chavibetol, estragol, cadinen, p-cymen, chavicol, allylcatechol, cineol, methyl eugenol, caryophyllen, eugenol, và một số các axit amin khác. Bên cạnh đó, tinh dầu lá trầu không có tác dụng ức chế và chống lại nhiều loại vi khuẩn: liên cầu khẩu, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli,…

la-trau-khong
 

Bên cạnh đó, lá trầu có tác dụng hạn chế việc hình thành sắc tố melanin – thủ phạm gây nên nám da. Bởi trong thành phần lá trầu có đến 61% carbohydrate, 2,3% chất xơ và 2,3% muối khoáng

Một số công dụng phổ biến của lá trầu có thể kể đến:

  • Giảm chướng bụng, đầy hơi
  • Giảm đau
  • Khử trùng
  • Chữa viêm phế quản
  • Chữa ho, cảm cúm

Tác dụng của Lá trầu không đối với trẻ sơ sinh

Với hiệu quả trong việc chữa nhiều loại bệnh thông thường, lá trầu không được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh từ những ngày đầu tiên để chữa và phòng một số bệnh với tác dụng như:

  • Giảm nấc cụt: đắp lá trầu đã được hơ nóng lên thóp thở của bé sẽ giúp bé hết nấc cụt
  • Giảm đầy hơi, khó tiêu: hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn chưa được hoàn thiện, vì vậy việc bú sữa rất dễ gây nên hiện tượng đầy hơi ở trẻ khiến trẻ khó chịu. Một trong những cách giảm tình trạng này là hơ lá trầu đắp lên bụng và massage cho bé theo chiều kim đồng hồ trong vòng 5 phút. Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều
  • Giảm ho: Việc đắp lá trầu ấm nóng lên vùng ngực của bé sẽ giúp giữ ấm và hỗ trợ phòng chống cảm lạnh, ho
  • Thư giãn: hơi nóng và hương thơm tinh dầu của trầu không sẽ giúp các bé dễ chịu, thư giãn và ngủ ngoan, ít quấy khóc hơn.

tac-dung-ho-la-trau
 

Ngoài các tác dụng kể trên, trong dân gian vẫn có một số các mẹo trị một số bệnh từ lá trầu không được truyền miệng:

  • Làm sáng mắt
  • Giảm đau cho các vết thương sưng u, cục
  • Giúp trẻ cứng cáp, sớm biết lẫy, đi

Tuy nhiên, những công dụng này vẫn chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy các mẹ nên tham khảo thêm nếu muốn áp dụng cho bé yêu nhé

Hướng dẫn hơ lá trầu không đúng cách cho trẻ sơ sinh

Vì làn da của bé còn rất non nớt, nên việc hơ lá trầu lên da của bé cần được thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng theo các bước sau:

  • Mua lá trầu không sạch, rõ nguồn gốc, bản to. Tránh mua phải các lá sâu, rách
  • Rửa sạch dưới vòi nước, sau đó có thể ngâm với nước muối loãng để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn còn sót lại trên lá
  • Nên sử dụng bếp điện để hơ lá trầu không. Khi lá đã nóng, cho lá vào lòng bàn tay, vò để lấy tinh dầu của lá trầu không
  • Trước khi áp lên da bé, bố mẹ nên để lá trầu vào phần da của cổ tay để thử độ nóng. Nếu cảm thấy ấm ấm là có thể đặt lên da của bé.
  • Một số vùng da nên được hơ lá trầu: thóp thở (mỏ ác), bụng, ngực, bẹn. Nên hơ khoảng 5-7 lần mỗi vị trí để phát huy được hết tác dụng của lá trầu không mẹ nhé.

Lưu ý

  • Không nên hơ trực tiếp lá trầu lên vết thương hở, trầy xước
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không được uống nước lá trầu không pha mật ong
  • Nhiệt độ hơ lá trầu luôn phải đảm bảo ấm, làn da của bé rất mỏng nên dễ bị bỏng, rát, tấy đỏ

ho-la-trau-cho-tre
 

Hơ trầu không là một kinh nghiệm dân gian rất phổ biến, tác dụng của lá trầu không cũng đã được khoa học chứng minh có một số tác dụng cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé yêu, các mẹ nên cẩn thận khi thực hiện. Nếu có bất thường ở các vùng da của bé, ba mẹ nên dừng việc hơ lá trầu, theo dõi và đưa bé đi bác sỹ kiểm tra.

Gọi điện thoại
0964.019.049