Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Phải làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị vàng da?

Tác giả: Nguyễn Trang Ngày đăng: Th09 29, 2021

Trẻ sơ sinh bị vàng da là tình trạng khá phổ biến và được chia ra thành nhiều dạng dựa trên mức độ nghiêm trọng. Những thông tin quan trọng như nguyên nhân gây vàng da, triệu chứng và cách khắc phục sẽ được giới thiệu đến bạn đọc, đặc biệt là các mẹ bỉm qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Tình trạng vàng da của trẻ sơ sinh trên thực có nhiều mức độ, có trường hợp không cần can thiệp y tế sẽ tự khỏi nhưng ở mức độ nặng hơn thì cần phải thăm khám, kết hợp điều trị. Những nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây ra bệnh vàng da ở trẻ có thể kể đến:

  • Sinh non: thường những em bé sinh non, cụ thể là được sinh ra trước 37 tuần tuổi có nguy cơ mắc bệnh vàng da rất cao

  • Trẻ không được bú sữa mẹ: em bé sơ sinh nếu không được bú sữa mẹ, sữa công thức do mẹ tắc, không về đủ sữa cũng dễ bị vàng da hơn các em bé khác

  • Xung đột nhóm máu với mẹ: trẻ khi sinh ra nếu không có nhóm máu tương thích với nhóm máu của mẹ là nguyên nhân thứ ba gây ra bệnh vàng da

tre-em-bi-vang-da
Có rất nhiều tác nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Một vài nguyên nhân thiểu số khác có thể gây ra bệnh vàng da chính là do mẹ bị chảy máu nội tạng trong lúc sinh con, do nhiễm trùng hoặc gặp phải bất thường trong cấu tạo hồng cầu bẩm sinh. Biểu hiện rõ nhất của bệnh vàng da ở trẻ là da và mắt của trẻ bị vàng, tình trạng này xảy ra trong khoảng từ 2 đến 4 ngày sau khi sinh, bắt đầu ở vùng mặt và lan dần xuống dưới toàn thân.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng vàng da?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân sâu xa là do gan của bé còn yếu, không thể chuyển hóa hết chất bilirubin. Thông thường nếu da bị vàng nhẹ, bé chỉ cần bú mẹ đầy đủ, da sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu mà không cần phải dùng biện pháp can thiệp nào. Ở mức độ nặng hơn một chút, các bác sĩ sẽ dùng quang trị liệu để điều trị vàng da. Trẻ sẽ được nằm trong lồng kính, mặc tã, trang bị đồ bảo vệ mắt và đặt dưới ánh sáng quang phổ xanh. Ánh sáng sẽ giúp phá vỡ và làm phân hủy chất bilirubin có trong máu. 

Nếu cách soi đèn vẫn không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ dùng đến cách truyền máu từ người hiến tặng hoặc ngân hàng huyết học để thay thế một phần máu cũng như phân hủy bớt bilirubin còn tồn đọng.

phong-ngua-vang-da
Trẻ cần dùng đến biện pháp quang trị liệu để điều trị vàng da

Cách phòng ngừa bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh

Không có cách thức cụ thể nào có thể ngăn ngừa được căn bệnh vàng da ở trẻ ngoài việc phát hiện ra bệnh thông qua xét nghiệm máu. Nếu nhóm máu của trẻ không tương thích với nhóm máu của mẹ thì rất có thể trẻ sẽ mắc vàng da. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ. Trong 1 ngày, trẻ nên được bú từ 8 đến 12 cữ để cơ thể bé không bị thiếu nước và đẩy nhanh quá trình đào thải bilirubin.

Nếu mẹ không thể tự cho bé bú, hãy thay thế bằng sữa công thức để trẻ không bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết sau mỗi 2 đến 3 giờ trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu bé bú quá ít, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị. Đặc biệt, việc theo dõi màu da của trẻ sau khi sinh cần được đặt lên hàng đầu, khi phát hiện bất cứ bất thường nào, bạn hãy ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện.

nguyen-nhan-tre-em-vang-da

 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da, tuy nhiên nếu bạn kiểm tra nhóm máu ngay từ khi mới sinh và luôn theo dõi tình trạng của bé để phát hiện, điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được kiểm soát. Trong những năm tháng đầu đời, hãy đảm bảo em bé của bạn được bú sữa mẹ vì đây sẽ là tấm khiên bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất!

Gọi điện thoại
0964.019.049