Chăm sóc em bé sau khi sinh và những điều bố mẹ cần biết
Chăm sóc em bé sau khi sinh là cả một sự nỗ lực, bạn không chỉ cần có kiến thức nuôi dưỡng mà còn cần tinh thần bền bỉ, ổn định và sự hỗ trợ từ những người thân. Em bé muốn khỏe mạnh thì cần phải được chăm sóc đúng cách. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ có được những hình dung cơ bản nhất về cách thức chăm sóc em bé sau khi sinh.
Những bước chuẩn bị cơ bản khi chăm sóc bé sơ sinh
Sẽ có những nguyên tắc cơ bản nhất mà cha mẹ luôn phải ghi nhớ khi bắt đầu chăm sóc em bé sơ sinh.
Luôn rửa tay: giữ tay sạch sẽ là nguyên tắc cơ bản nhất trong tất cả nguyên tắc. Vì làn da, cơ thể của bé còn rất non nớt, vi khuẩn, virus thường rất dễ xâm nhập và gây ra các bệnh. Chính vì thế, trước khi bế bé, bố mẹ cần phải đảm bảo tay mình sạch sẽ (rửa tay với nước và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô)
Bảo vệ phần đầu và cổ của bé: khi nhấc, bế trên tay hay đặt bé xuống, bạn phải nhớ dùng tay đỡ cổ và đầu để tránh các thao tác của mình làm tổn thương các bộ phận quan trọng này của bé
Không lắc, lay mạnh bé: thêm một điều cần hết sức lưu ý đối với quá trình chăm sóc em bé sau khi sinh chính là việc cưng nựng và chơi đùa với bé của bố mẹ. Hãy đảm bảo bạn không lắc bé mạnh, khung tung hứng hay xoay bé vì những hành động này có thể làm bé tổn thương não và xương
Những nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc trẻ chính là giữ tay sạch, nâng đầu cổ, hạn chế để trẻ vận động mạnh
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc em bé sau khi sinh
Chăm sóc em bé đòi hỏi bố mẹ phải chuẩn bị và lưu ý rất nhiều điều tùy thuộc vào cơ địa và sự phát triển của bé, tuy nhiên có một số nguyên tắc quan trọng mà bất cứ bố mẹ nào cũng cần phải ghi nhớ!
Hạn chế để bé tiếp xúc với quá nhiều người
Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của em bé còn rất non nớt, thể trạng cũng yếu. Vì thế nếu có bất cứ tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus tấn công thì bé sẽ nhanh chóng nhiễm bệnh. Hiểu được điều này, bố mẹ nên là người chủ động bảo vệ bé khỏi các mối nguy cơ lây bệnh bằng cách bảo vệ sức khỏe của chính mình. Song song với đó, hãy hạn chế hết mức sự thăm nom, cưng nựng hay ôm hôn từ người lớn. Tốt nhất hãy để bé đủ cứng cáp thì mới mời người thân, bạn bè đến thăm và khi thăm cũng tiếp xúc ở khoảng cách nhất định.
Đảm bảo bé ăn và ngủ đầy đủ
Em bé mới sinh thường dành gần như toàn thời gian để ngủ. Quá trình ngủ sâu của bé giúp các cơ quan phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên có không ít trường hợp các bé do ngủ quá say mà quên mất việc bú mẹ. Trong giai đoạn này, mẹ phải tinh ý, theo dõi lịch trình của bé để đánh thức bé dậy ăn, không để bụng đói. Tùy theo thời điểm và thói quen của bé mà mẹ có thể cho em bú sữa mình hoặc sữa ngoài.
Có nhiều bé do ngủ quá say mà quên mất việc bú mẹ
Chú ý tiếng khóc của bé
Tiếng khóc chính là cách thức mà bé giao tiếp với bố mẹ, mỗi tiếng khóc đều báo hiệu một vấn đề của bé mà bố mẹ cần ngay lập tức “xử lý”. Nếu bé khóc ngày một to, tiếng khóc ré lên và lặp đi lặp lại thì rất có thể bé đang đói bụng. Khi tiếng khóc xen lẫn với tiếng cười, có sự nhăn nhó và cáu kỉnh thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bé đang bị làm phiền và kích thích quá mức. Điều này có thể đến từ hành động ôm hôn cưng nựng từ những người xung quanh hoặc do ánh sáng, không khí.
Khi bé buồn ngủ, tiếng khóc sẽ có sự ngắt quãng, lúc to lúc yếu dần, khi được dỗ sẽ nín nhưng nhanh chóng quấy khóc trở lại. Lúc này mẹ hãy nhanh chóng cho bé đi ngủ để nghỉ ngơi nhé.